- Niềm tin các chỉ số Mỹ giảm, thị trường Châu Á hạ nhiệt do khả năng giảm lãi suất suy yếu
- Phiên đảo chiều đà tăng của Deutsche Bank gây áp lực lên chỉ số STOXX 600
- Đồng euro chỉ ra tín hiệu đảo chiều xu hướng giảm
- Quyết định gây sốc của Thủ tướng Erdogan về việc sa thải Thống đốc ngân hàng trung ương đe doạ chấm dứt vận may của đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ
Sự kiện chính
Niềm tin đối với các chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 giảm vào sáng nay nhưng vẫn xoay sở nhằm tránh đà giảm sâu hơn trên toàn thị trường Châu Á sau khi số liệu việc làm Mỹ ngày thứ Sáu giảm khả năng giảm lãi suất của Fed.
Chỉ số STOXX 600 dao động quanh ngưỡng trung lập, với cổ phiếu Deutsche Bank (DE:DBKGn) đảo chiều một phiên tăng 2,7% do thông báo rằng họ lên kế hoạch giảm chi phí mạnh mẽ, bao gồm việc sa thải 25% nhân viên.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số Châu Âu đang ở mức bấp bênh, bằng chứng là việc nó đã hoàn thành một cây nến Evening Star ngày thứ Sáu, xác nhận mức cao hồi tháng 4. Nếu giá giảm dưới ngưỡng 365 - nằm dưới đường 200 DMA, nhấn mạnh tầm quan trọng của mức giá này do là điểm cung-cầu - giá sẽ hoàn thành một đỉnh đôi. Một phiên giảm dưới đường xu hướng tăng chỉ báo RSI có thể dẫn đến kết quả tương tự.
Đồng euro trông khá ổn định, tăng nhẹ sau khi dữ liệu sản xuất công nghiệp của Đức chỉ không đạt kỳ vọng một chút. Từ quan điểm kỹ thuật, euro giảm dưới đường xu hướng tăng ngắn hạn ngày thứ Sáu, sau khi giảm dưới đường 200, 100 và 50 DMA kể từ đầu tháng. Đồng thời, chỉ báo RSI cũng đã hoàn thành một đỉnh đôi.
Vào đầu phiên Châu Á, cổ phiếu trong khu vực giảm trên khắp bảng điện tử do nhà đầu tư tăng tốc nhằm tận dụng việc mất cân bằng đột ngột giữa việc cổ phiếu bị định giá quá cao và giảm khả năng về việc giảm lãi suất.
Nhà đầu tư cũng giảm các tài sản rủi ro sau khi Morgan Stanley hạ mức nắm giữ cổ phiếu toàn cầu, không tin rằng nới lỏng chính sách sẽ bù đắp cho hoạt động kinh tế suy yếu.
Bất chấp lợi ích ngay lập tức từ việc cuộc chiến thương mại với Mỹ hạ nhiệt, chỉ số Shanghai Composite vẫn giảm 2,58%, tiệm cận gần ngưỡng thấp trong 3 tuần với chỉ báo RSI đang hoàn thành một đỉnh đôi. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 2,2%, diễn biến kém thứ 2 khi đồng won giảm gần 1% do USD tăng khi nhà đầu tư thay đổi quan điểm về lãi suất.
Diễn biến các cổ phiếu công nghệ đặc biệt kém do Nhật Bản kiểm soát xuất khẩu đối với nguyên vật liệu bán dẫn của Hàn Quốc, linh kiện rất quan trọng đối với các công ty công nghệ. Về mặt kỹ thuật, giá giảm đã xác nhận đỉnh đôi trong giai đoạn tháng tháng 1 đến tháng 5, sau khi đường 200 DMA buộc giá giảm. Chỉ báo RSI cung cấp đường phân kỳ âm, thiết lập một loạt các đỉnh và đáy giảm trước khi giá thực sự giảm.
Trên thông tin khác, đà tăng 2 tháng của đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ chịu áp lực bán nặng nề sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bất ngờ sa thải Thống đốc Ngân hàng trung ương vào ngày thứ Bảy, dấy lên quan ngại về việc thiếu tính độc lập của quốc gia Trung Đông này. Mặc dù ban đầu, cặp USD/TRY đã giảm gần 3% trong phiên Châu Á, sau đó nó đã tìm được hỗ trợ ở đường 200 DMA, từ mức đó, nó tăng vọt lên trên đường 100 DMA - nơi hiện nó đang tìm được ngưỡng hỗ trợ khác. Đường 50 DMA đang “bảo vệ" đường xu hướng giảm kể từ tháng 5. Chỉ báo RSI đang tăng dần từ một ngưỡng quá bán và khả năng hoàn thành một đáy đôi, cho thấy phiên tăng của đồng lira sẽ đảo chiều.
Trên thị trường hàng hoá, giá dầu WTI dao động, giữa một loạt các yếu tố, gồm mối đe doạ Iran sẽ vi phạm mức độ làm giàu uranium được thiết lập bởi hiệp ước hạt nhân năm 2015 trừ khi Hoa Kỳ giảm các lệnh trừng phạt kinh tế. Một loạt người phát biểu của Fed đang chờ sẵn cũng có thể trở thành yếu tố chính trong tuần này.
Nhìn chung, nhà đầu tư sẽ điều chỉnh theo một loạt các bài phát biểu sắp tới của Fed - đầu tiên và quan trọng nhất là phiên điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell về nền kinh tế Mỹ ngày thứ Tư và thứ Năm - và các biên bản về cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 6, nhằm tìm kiếm thêm thông tin về những thay đổi trong lộ trình giảm lãi suất của Fed kể từ tháng 1. Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp thứ Sáu tuần trước tăng mạnh đã giảm khả năng này, dấy lên quan ngại về việc thay đổi quan điểm chính sách ôn hoà gần đây của Ngân hàng trung ương. Một lần nữa, dữ liệu kinh tế tốt lại làm thất vọng các nhà đầu tư cổ phiếu, những người mua do kỳ vọng vào việc nới lỏng chính sách.
Tin tiếp theo
- Chủ tịch Fed Jerome Powell điều trần trước Quốc hiệu về chính sách tiền tệ và nền kinh tế Mỹ trong ngày thứ Tư và thứ Năm.
- Biên bản họp của Fed công bố ngày thứ Năm
- Chỉ số CPI lõi, thước đo chính về lạm phát của Mỹ sẽ công bố ngày thứ Năm, dự kiến tăng 0,2% trong tháng 6 so với tháng trước, mặc dù chỉ số CPI chung dự kiến ổn định
- Chỉ số giá sản xuất Mỹ dự kiến công bố ngày thứ Sáu
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,1%.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 1,2% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
Tiền tệ
- Chỉ số USD giảm 0,05%.
- Đồng euro giảm ít hơn 0,05% xuống $1,1224, mức thấp nhất trong gần 3 tuần.
- Bảng Anh giảm 0,1% xuống $1,2513, mức thấp nhất trong 7 tháng.
- Yên Nhật tăng 0,1% lên 108,36/USD.
Trái phiếu
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,02%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm 2 điểm cơ bản xuống -0,38%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 3 điểm cơ bản xuống 0,707%.
Hàng hoá
- Vàng tăng 0,5% lên $1.406,58/ounce.
- Giá dầu WTI tăng 0,3% lên $57,71/thùng, mức cao nhất trong tuần.