- Thị trường toàn cầu tăng nhờ dữ liệu Trung Quốc vượt trội, mức tăng theo quý mạnh nhất kể từ năm 2012
- Trái phiếu, yên và vàng giảm do tâm lý chấp nhận rủi ro
- Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm do thế lực Erdogan yếu đi, Bảng dao động do vấn đề Brexit bế tắc
- Giá dầu WTI đạt ngưỡng cao nhất trong 5 tháng
- Thủ tướng Anh Theresa May sẽ bắt đầu lại “các lá phiếu chỉ định" hôm nay về một đề xuất Brexit khác.
- Ngân hàng trung ương Úc quyết định chính sách tiền tệ ngày thứ 3, khi dự báo tăng trưởng giảm. Ngân sách liên bang của Úc sẽ công bố vào cuối ngày hôm nay.
- Phó thủ tướng Lưu Hạo dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đến Washington vào ngày thứ 4, vài ngày sau khi Bộ trưởng Bộ tài chính Steven Mnuchin và Đại diện thương mại Robert Lighthizer đến thăm Bắc Kinh.
- Báo cáo việc làm Mỹ theo tháng ngày thứ 6 (báo cáo bảng lương phi nông nghiệp) dự kiến tăng 175.000 trong tháng 3. Chuyên gia kinh tế cho rằng tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 3,8% với thu nhập theo giờ tăng trưởng ổn định.
- Yên giảm 0,2% xuống 111,11/USD.
- Nhân dân tệ tăng 0,1% lên 6,7094/USD.
- Đồng euro tăng 0,2% lên $1,1236.
- Bảng Anh thay đổi nhẹ ở mức $1,3029.
- Đô la Úc tăng 0,4% lên 71,23/USD.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm tăng khoảng 3 điểm cơ bản lên 2,43%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Úc tăng khoảng 4 điểm cơ bản lên 1,82%.
- Giá dầu WTI tăng 0,6% lên $60,51/thùng.
- Giá vàng ổn định ở ngưỡng $1.293,09/ounce.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đi theo diễn biến tăng trên thị trường Châu Á sáng nay trong khi lãi suất trái phiếu 10 năm giảm, sau khi dữ liệu về hoạt động sản xuất của Trung Quốc cải thiện, giảm quan ngại về suy thoái toàn cầu. Kỳ vọng về sự đột phá trong cuộc trao đổi giữa Mỹ-Trung ở Washington vào cuối tuần này cũng hỗ trợ tâm lý thị trường.
Tất cả các chỉ số chính của Châu Á đóng cửa trong sắc xanh, hồi phục hầu hết mức tăng theo quý kể từ năm 2012. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 2,58%, và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,76% sau khi chỉ số PMI sản xuất của NBS và Caixin vượt kỳ vọng, khiến tâm lý nhà đầu tư cải thiện đối với thị trường chứng khoán trong nước khi giới đầu cơ cho rằng đây là đáy của kinh tế Trung Quốc.
Chỉ số TOPIX của Nhật tăng 1,52% và chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,29%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,59%, trong khi chỉ số S&P/BSE Sensex của Ấn Độ tăng 0,54%, đạt mức cao kỷ lục mới.
Tài chính toàn cầu
Nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản rủi ro, khiến các loại tài sản an toàn như trái phiếu yên và vàng giảm. Giá vàng suy yếu tạo ra tín hiệu tăng, cùng với việc USD giảm, gây áp lực giảm đối với trái phiếu do nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn.
Nhìn chung, thị trường chứng khoán toàn cầu đang kiểm tra tâm lý nhà đầu tư để đưa mức tăng trong Q1 vào Q2, nhờ các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục nới lỏng chính sách, từ đó hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cho các công ty.
Tuy nhiên, trong khi đà tăng hiện tại đã hồi phục hầu hết thiệt hại trong Q4, lãi suất trái phiếu vẫn ở mức thấp trong nhiều năm, cho thấy triển vọng suy yếu vẫn còn đó. Mặc dù dữ liệu Trung Quốc cải thiện đã phần nào giảm bớt lo lắng, thị trường vẫn tiếp tục dõi theo báo cáo việc làm Mỹ công bố thứ 6 tuần này để suy đoán xu hướng tiếp theo.
Trên thị trường ngoại hối, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm do kết quả bầu cử ở địa phương đầu ngày hôm nay cho thấy thế lực Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đang giảm, mặc dù sau đó đồng tiền này nỗ lực tăng nhẹ. Bảng tăng ngay cả khi Brexit vẫn còn bất ổn trước cuộc Tổng bầu cử ở Anh - lần thứ 3 chỉ trong 4 năm.
Trên thị trường hàng hoá, dữ liệu Trung Quốc cải thiện hỗ trợ giá dầu WTI đạt mức cao nhất kể từ ngày 8/11. Một số chuyên gia phân tích đã cảnh báo mức tăng 32% trong Q1 của giá dầu có thể sẽ bị chững lại.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá