- Lãi suất trái phiếu Mỹ đạt mức thấp nhất trong 2,5 năm do quan điểm của Fed và ECB trở nên ôn hoà hơn
- Niềm tin vào các chỉ số của Mỹ, thị trường Châu Âu cũng tăng, phóng đại các bất thường của thị trường
- Dầu hồi phục nhưng không bị ảnh hưởng từ việc OPEC+ tiếp tục giảm sản xuất
- Thị trường Mỹ đóng cửa hôm thứ Năm trong ngày Quốc Khánh.
- Báo cáo việc làm Mỹ công bố ngày thứ Sáu, được cho là sẽ cho thấy bảng lương phi nông nghiệp tăng khoảng 160.000 trong tháng Sáu, phục hồi từ mức 75.000 tháng trước
- Chỉ số FTSE 100 Anh tăng 0,4% lên mức cao nhất trong 10 tháng.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,6% - mức giảm sâu nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,4% - mức giảm sâu nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD tăng ít hơn 0,05%.
- Đồng Euro giảm 0,1% xuống $1,1269 - mức thấp nhất trong 2 tuần.
- Bảng Anh giảm 0,3% xuống $1,2559 - mức thấp nhất trong hơn 2 tuần.
- Đồng Yên Nhật tăng 0,2% lên 107,67/USD - mức cao nhất trong hơn 1 tuần
- Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm 3 điểm cơ bản xuống 1,95% - mức thấp nhất trong hơn 2 năm.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm Đức giảm 3 điểm cơ bản xuống -0,40% - chạm đáy kỷ lục với 5 phiên giảm liên tiếp.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm Anh giảm 2 điểm cơ bản xuống 0,699% - mức thấp nhất trong gần 3 năm.
- Giá dầu WTI tăng 0,3% lên $56,42/thùng.
- Vàng tăng 0,4% lên $1.424,40/ounce - mức cao nhất trong hơn 6 năm.
Sự kiện chính
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ chạm mức thấp nhất kể từ ngày 8/11/2016 vào sáng nay do trái phiếu toàn cầu tăng mạnh trước quan điểm ôn hoà về chính sách tiền tệ của hai Ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới. Christine Lagarde, hiện đang là Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế, được đề cử trở thành Chủ tịch mới của Ngân hàng trung ương Châu Âu. Các chuyên gia phân tích cho rằng phong cách của bà có lẽ sẽ tiếp tục quan điểm nới lỏng của ông Mario Draghi.
Chỉ số STOXX 600 của Châu Âu tăng phiên thứ 4 liên tiếp, đạt mức cao trong 11 tháng trước kỳ vọng về Lagarde, người trước đây đã ca ngợi lãi suất âm như là một “yếu tố tích cực" đối với nền kinh tế toàn cầu, sẽ ủng hộ môi trường kinh doanh với lãi suất thấp.
Niềm tin đối với chỉ số Dow, NASDAQ 100 và S&P 500 cũng tăng, chỉ số S&P 500 được hưởng lợi từ thực tế rằng chỉ số SPX đóng cửa ở mức cao kỷ lục ngày thứ Ba, nhờ kế hoạch của Tổng thống Donald Trump lựa chọn Christopher Waller và Judy Shelton trở thành thành viên của Fed. Cả hai ứng cử này dường như đều ủng hộ việc giảm lãi suất. Về mặt kỹ thuật, chỉ báo RSI và MACD đều đang ở mức quá bán, khiến trách nhiệm đối với bên mua là cho thấy họ tự tin như thế nào đối với đà tăng hiện tại.
Vào đầu phiên Châu Á, các chỉ số trong khu vực giảm do tinh thần lạc quan sau thoả thuận đình chiến Mỹ-Trung hạ nhiệt. Cố vấn thương mại Nhà trắng Peter Navarro lặp lại rằng một thoả thuận thương mại hoàn chỉnh “sẽ mất thời gian".
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,23%, diễn biến kém hơn so với các chỉ số trong khu vực, giảm phiên thứ 3 liên tiếp do Nhật hạn chế xuất khẩu nguyên vật liệu công nghệ sang nước này.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,49%, đi ngược so với xu hướng giảm chung do cổ phiếu tiêu dùng và hàng hoá tăng. Cổ phiếu tài chính, ngược lại, không phản ứng với đà tăng này do chịu áp lực từ khả năng thắt chặt quy định cho vay.
Tài chính toàn cầu
Về mặt kỹ thuật, lãi suất trái phiếu tiếp tục một phiên bứt phá giảm cùng một lá cờ giảm, báo hiệu giá sẽ giảm sâu hơn.
Sự khác biệt hiện có thể quan sát được giữa mức thấp nhiều năm đối với lãi suất trái phiếu và mức cao kỷ lục đối với thị trường chứng khoán thể hiện một điều bất thường. Thông thường, triển vọng tăng trưởng kinh tế sẽ củng cố thị trường cổ phiếu và gây áp lực lên trái phiếu, khiến lãi suất trái phiếu tăng. Mặt khác, nếu nền kinh tế đang trì trệ, nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu - dự kiến các công ty sẽ thua lỗ khi mà nền kinh tế trì trệ kéo dài - nhà đầu tư, ngược lại, chuyển sang trái phiếu và khiến lãi suất trái phiếu giảm.
Tuy nhiên, hiện tại, nhà đầu tư đang mua vào cổ phiếu với kỳ vọng công ty sẽ đạt lợi nhuận cao hơn, đồng thời mua trái phiếu với dự đoán về lãi suất giảm - một động thái được coi là phản ứng của các nhà hoạch định chính sách khi mà nền kinh tế có dấu hiệu chững lại.
Có một số lý giải cho mâu thuẫn đang xảy ra, mà nguyên nhân chính là do thị trường sau chương trình QE hiện nay đã trở nên phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ. Gần đây chúng tôi nhận thấy điều ngược đời khi dữ liệu kinh tế ổn định khiến thị trường chứng khoán bị bán tháo, trong khi dữ liệu suy yếu lại hỗ trợ thị trường chứng khoán. Kể cả khi thị trường đang giảm vào cuối phiên ngày thứ Hai, dữ liệu về hoạt động sản xuất trên thế giới chững lại ngay lập tức khiến thị trường cũng hồi phục do nhà đầu tư mua vào, khiến thị trường tăng lên mức đỉnh kỷ lục trong ngày thứ Ba.
Khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái rõ ràng, chương trình nới lỏng chính sách của ngân hàng trung ương sẽ không đủ để hỗ trợ giá cổ phiếu, hoặc quá thấp hoặc quá cao. Sau đó thị trường sẽ điều chỉnh lại, cổ phiếu và trái phiếu khi đó sẽ trở lại mối tương quan ngược.
Chúng tôi vẫn để mắt đến điểm đột phá: khi nào các nhà đầu tư sẽ bắt đầu phản ứng với sự tăng giá bất thường của cổ phiếu trong bối cảnh đường cong lợi suất trái phiếu đảo ngược trở nên dốc hơn? Và liệu điều đó có khiến thị trường hoảng loạn bán cổ phiếu, và ủng hộ trái phiếu? Điều nào sẽ khiến lãi suất trái phiếu giảm?
Trên thị trường hàng hoá, giá dầu WTI hồi phục nhưng không phản ứng khi OPEC+ xác nhận sẽ tiếp tục giảm sản xuất trong 9 tháng tới. Việc thiếu đà tăng nhờ thông tin từ OPEC khiến chuyên gia cho rằng quyết định hạn ngạch dầu của nhóm này không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung của thị trường dầu. Vào đầu phiên, giá đã giảm dưới đường 200 DMa, củng cố lại đường xu hướng tăng kể từ ngày 23/4.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá