Doanh thu năm 2019 của PVT (HM:PVT) đạt 7,758 tỷ (+3.1% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 821 tỷ (+5,7%):
1) biên lãi gộp có phần cải thiện tích cực khi tăng từ 14,4% năm 2018 lên 15,4% năm 2019;
2) sản lượng vận chuyển dầu thô và sản phẩm từ dầu tăng tăng của nhà máy Nghi Sơn khi nhà máy này hoạt động với hiệu suất cao hơn, đạt 70% so với mức 45% trong năm 2018;
3) chi phi tài chính tăng mạnh (1.76 % YoY) trong đó chi phí lãi vay tăng từ 121 tỷ năm 2018 lên 169 tỷ năm 2019.
6 tháng đầu năm 2020 doanh thu của PVT đạt 3,395 tỷ (-16,9% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 316 tỷ (-24.5% YoY):
1) Giá thuê vận tải trong Q2/2019 thấp hơn khi so với cùng kỳ mặc dù nhu cầu có sự hồi phục sau tháng 4 giãn cách xã hội;
2) Trong quý 2/2020 lợi nhuận tài chính của công ty tăng mạnh lên mức 88 tỷ đồng khi so với mức 22 tỷ trong quý1/2020 điều này giúp cho 6T/2020 thu nhập tài chính tăng 3,7% YoY nguyên nhân đến từ lãi tiền gửi tăng đạt mức 57 tỷ trong quý 2/2020;
3) chi phí tài chính trong 6T/2020 tăng 7,4% YoY, tuy nhiên nếu xét trong quý 2 chi phí tài chính giảm mạnh đáng kể từ mức 78 tỷ xuống còn 23 tỷ.
PVT là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lỏng lớn nhát tại Việt Nam với 55% thị phần chuyên chở dầu thô tại thị trường nội địa, bao gồm 100% sản lượng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất (6,5 triệu tấn/ năm) và 25% sản lượng của nhà máy Nghi Sơn (10 triệu tấn/ Năm. Điều này kiến cho tổng sản lượng vận tải dầu thô của PVt đạt mức 9 triệu tấn/ năm khi cả 2 nhà máy chạy hết công suất.
Hiện tại PVT vẫn đang đạt kế hoạch đầu tư 1 tàu chở dầu siêu lớn (VLCC) trong năm 2020, với giá dự kiến có thể tham gia đầu tư sẽ ở vùng giá dưới mức trung bình 10 năm khoảng 45 triệu USD, tính đến cuối tháng5, giá tàu VLCC đạt khoảng 50 triệu USD.
Doanh thu ước đạt trong năm 2020 đạt 7,880 tỷ (-1,5% YoY) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 716 tỷ (-13% YoY):
1) Sản lượng vận chuyển dầu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất trong quý 3 sẽ giảm nguyên nhân để từ việc bảo dưỡng tổng thể từ ngày 12/8-1/10/2020 (51 ngày), và kỳ vọng phục hồi ở quý 4 với việc chạy hết công suất nhà máy;
2) Chi phí lãi vạy vẫn sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp bởi những khoản đầu tư sẽ được dời lại cho tới năm 2021 khi giá dầu thế giới có sự phục hồi;
3) Lợi nhuận tài chính tiếp tục duy trì ở mức cao và không có nhiều sư thay đổi so với cùng kỳ năm trước; 4) Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 15,4% xuống còn 14,2% trong năm 2020.
EPS dự phóng ước đạt 2,536 đồng/ cổ phiếu (+9.3% YoY), tương ứng với mức P/E đạt 5,4 lần đây là mức thấp so với trung bình 5 năm của doanh nghiệp. Bên cạnh việc kỳ vọng việc giãn cách xã hội kết thúc giúp cho vận tải biển sẽ dần hoạt động lại bình thường kèm theo đó là sự phục hồi của giá Dầu. Vì vậy, chúng tôi đánh giá PVT TÍCH CỰC trong dài hạn.
Góc nhìn kỹ thuật
Sau nhịp tăng mạnh từ vùng giá thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, PVT hiện đang tiếp cận với vùng kháng cự mạnh quanh vùng giá 14,100 đồng/ cổ phiếu tương ứng với MA 200 tuần.
Vì vậy chúng tôi kỳ vọng giá sẽ điều chỉnh về vùng hỗ trợ gần nhất 12,000 đồng/ cổ phiếu.