- Những nhận xét bi quan của Tổng thống Trump về thương mại; Bắc Triều Tiên tiếp tục khiến tâm lý thị trường bất ổn, nhà đầu tư bán ra
- Thị trường Hàn Quốc có xu hướng tăng khi diễn biến các công ty vượt trội, làm lu mờ các rủi ro địa chính trị đang tăng cao
- Thị trường Nhật Bản giảm do đồng yên mạnh hơn
- Nhà đầu tư Nhật bán tháo các tài sản rủi ro của Thổ Nhĩ Kỳ, quay trở lại đầu tư vào yên
- Vàng dự kiến giảm sâu hơn theo các chỉ báo kỹ thuật
- Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục được hỗ trợ bởi các tín hiệu kỹ thuật
- Fed công bố biên bản ghi nhớ cuộc họp Ngân hàng trung ương tháng 5 vào hôm nay; Doanh số nhà mới của Mỹ và chỉ số PMI khu vực châu Âu.
- Vào thứ 5, Diễn đàn thị trường ở Ngân hàng Anh diễn ra ở Bloomberg, Luân Đôn. Diễn giả bao gồm Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney và Chủ tịch Fed New York William Dudley.
- Diễn giả tham gia bình luận tại Diễn đàn St. Petersburg thứ 6 tới bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde, và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
- Cũng trong ngày thứ 6, các bộ trưởng tài chính của Liên minh Châu Âu thảo luận những diễn biến mới nhất của Brexit tại Brussels.
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,3%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,2%, mức giảm mạnh nhất trong gần 3 tuần.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0,2%.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 Index giảm 0,2%
- Chỉ số USD tăng 0,46%, thách thức mức cao trong phiên ngày thứ 2.
- Đồng euro giảm 0,3% xuống $1,1739, mức yếu nhất trong 6 tháng, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Bảng Anh giảm 0,4% xuống $1,338, mức yếu nhất trong 21 tuần, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Đồng yên tăng 0,5% lên 110,30/USD, mức mạnh nhất trong hơn 1 tuần, mức tăng nhiều nhất trong gần 3 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 3 điểm cơ bản xuống 3,03%, mức yếu nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức giamr 3 điểm cơ bản xuống 0,53%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh giảm 5 điểm cơ bản xuống 1,523%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật giảm 1 điểm cơ bản xuống 0,044%, mức thấo nhất trong hơn 3 tuần, mức giảm mạnh nhất trong hơn 3 tuần.
- Giá dầu WTI giảm 0,4% xuống $71,92/thùng, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Giá vàng giảm ít hơn 0,05% xuống $1290,64/ounce.
- Giá đồng LME giảm 0,8% xuống $6924,00/mét tấn.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu giảm cùng thị trường Châu Á trong phiên hôm nay, đi cùng nhịp với thị trường Mỹ trong phiên hôm qua sau một loạt các yếu tố địa chính trị xung quanh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và triển vọng của hạt nhân Bắc Triều Tiên nổi lên. Hợp đồng tương lai Mỹ đối với S&P 500, NASDAQ 100, Dow đều đang chìm trong sắc đỏ cho thấy thị trường Mỹ sẽ tiếp tục giảm thêm trong phiên hôm nay.
Chỉ số STOXX Europe 600 cũng giảm 0,6% vào đầu phiên do cổ phiếu năng lượng và tài nguyên cơ bản. Đồng thời, sau khi chỉ số STOXX Europe 600 tăng lên mức cao nhất trong phiên ngày thứ 3, chỉ số FTSE 100 của Anh cũng giảm một nửa mức tăng, hình thành một cây nến shooting star. Tín hiệu tiêu cực này khiến giá tiếp tục giảm 0,63% vào phiên hôm nay do nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo lạm phát của Anh. Dữ liệu từ báo cáo sẽ tiếp tục được theo dõi chặt chẽ vì nó ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của Ngân hàng Anh vào mùa hè này.
Chỉ số chuẩn của Anh lấy tín hiệu từ chỉ số các công ty vốn hoá nhỏ của Mỹ Russell 2000, hoàn thành mô hình giảm giá ngày hôm qua và đang đưa ra các tín hiệu giảm. Tuy nhiên, hai chỉ số này cũng là hai chỉ số chính toàn cầu đang giao dịch quanh ngưỡng cao kỷ lục mới kể từ đợt thị trường điều chỉnh gần đây.
Tình hình tài chính toàn cầu
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã châm ngòi cho một làn sóng mới hôm thứ Ba khi tuyên bố Nội các của ông chưa đạt được thỏa thuận đàm phán chính thức với Trung Quốc xung quanh các vấn đề liên quan đến nhà sản xuất điện thoại và thiết bị mạng ZTE (HK:0763). Dự đoán hãng này có thể thiệt hại 3 tỷ USD nếu lệnh cấm tiêu thụ sản phẩm của hãng cũng như cấm bán chip từ Mỹ tới hãng này có hiệu lực. Ông Trump gia tăng thêm lo ngại của nhà đầu tư đang lạc quan trong tiến trình ngoại giao Mỹ - Trung khi tuyên bố ông vẫn chưa “hài lòng” với quá trình đám phán thương mại.
Nhà đầu tư đang tuân theo châm ngôn “Mua tin đồn, bán tin tức”, họ đẩy giá cao hơn ngay sau khi có tín hiệu về thỏa thuận ZTE sẽ giúp nhà sản xuất Trung Quốc này thoát khỏi lệnh cấm vận cũng như khoản phản 1,3 tỷ USD; tuy nhiên lại bán ra khi Tổng thống Trump đưa ra phát biểu.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc và Hang Seng của Hồng Kông đều giảm 1,4% đến từ công ty khai thác than và tập đoàn tài chính. Chỉ số đại lục được giao dịch tại đáy trong ngày. Về mặt kỹ thuật, giá đang xuyên qua 50 DMA hình thành mô hình hanging man, dự báo đợt tăng 5% từ mức thấp 18/04 sẽ kết thúc..
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng đã vượt đường 100 DMA trong khi vẫn nằm trên đường 50 DMA. Sau khi giảm 3% của một tam giác đối xứng, động thái này có thể được xem như là một đợt điều chỉnh và nhà đầu tư có thể mua vào trong nhịp giảm.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đã vượt xu hướng giảm trên toàn khu vực, tăng 0,28%. Cổ phiếu vốn hoá lớn đã dẫn dắt đà tăng, công ty Samsung Electronics (KS:005930) tăng 3,2%, công ty sản xuất chip SK Hynix (KS:000660) tăng đột biến 7%, đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ giữa năm 2001. Tâm lý tích cực này càng ấn tượng hơn khi nó xảy ra khi đồng won tăng 0,67% và giao dịch ở mức cao của phiên.
Hơn nữa, điều này nhấn mạnh xu hướng của nhà đầu tư là tập trung vào diễn biến của công ty hơn những yếu tố địa chính trị; họ dường như đã bỏ qua những quan ngại địa chính trị đang gia tăng từ Bắc Hàn. Tổng thống Trump cho biết hôm thứ 3 rằng có khả năng “lớn” cuộc họp ngày 12/6 với Bắc Hàn sẽ không diễn ra, phá tan hi vọng về hội nghị thượng đỉnh hạt nhân đang diễn ra.
Ngoài ra, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,15% do giá dầu giảm khiến cổ phiếu năng lượng cũng giảm theo. Như vậy trong 5 ngày vừa qua, chỉ số chuẩn của Úc đã giảm 1,66%.
Chỉ số TOPIX của Nhật Bản giảm 0,67%, tổng mức giảm trong 3 ngày là 0,99% sau khi cây nến shooting star của ngày Thứ 2 đã xác nhận mô hình hanging man của phiên ngày Thứ 6. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,15%, tổng mức giảm trong 2 ngày là 1,3%. Thiệt hại trong phiên hôm nay đánh dấu một phiên bứt phá xu hướng tăng kể từ ngày 26/3 đối với cả 2 chỉ số.
Cổ phiếu Nhật Bản giảm do đồng yen mạnh hơn, tăng 0,44% trong phiên thứ 2 liên tiếp (sau cây nến shooting star ngày thứ 2). Tổng mức tăng 2 ngày là 0,65% so với USD. Về mặt kỹ thuật, chỉ số USD/JPY đang kiểm nghiệm ngưỡng hỗ trợ đôi của đường xu hướng tăng kể từ ngày 26/3 – phù hợp với đường xu hướng tăng của chỉ số Nikkei và TOPIX, và đường kháng cự ngày 2/5 và 10/5, xác nhận ngưỡng 110 là mức hỗ trợ đáng kể trong tháng 1 và tháng 2.
Đồng yên tăng theo sau những rủi ro địa chính trị mới tái phát, làm tăng nhu cầu đối với trái phiếu Mỹ, đồng thời khiế lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ những vẫn trên ngưỡng 3%.
Chúng tôi duy trì quan điểm rằng đồng tiền này đang được hưởng lợi từ một yếu tố nội địa khác: sự trở lại từ các nhà đầu tư Nhật, những người đã đẩy mạnh việc nắm giữ trái phiếu Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù các nhà đầu tư Nhật thường khá bảo thủ, lãi suất trái phiếu nội địa âm khiến họ tìm kiếm các tài sản khác sinh lời nhiều hơn, ví dụ như trái phiếu Thổ Nhĩ Kỳ cho 14%. Họ sẵn sàng mua thêm trái phiếu của nước này mặc dù lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ ở mức hai chữ số và tài khoản vãng lai đang tăng và thâm hụt ngân sách.
Phần lớn cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay ở tài sản Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết ông đã tìm cách thắt chặt kiểm soát chính sách tiền tệ và nền kinh tế của nước này nếu ông thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống trong tháng sau. Trong nhiều năm, Erdogan dự kiến ưu tiên việc làm hài lòng những người ủng hộ ông về những gì các nhà kinh tế và nhà đầu tư nước ngoài xem xét về nền kinh tế. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 22% so với đồng yên kể từ đầu năm, và còn giảm mạnh hơn so với USD, giảm 20%. Nhà đầu tư Nhật đã tận dụng thị trường còn nhỏ trong phiên đầu và bán phá giá tài sản Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời mua vào đồng yên.
Quan điểm của chúng tôi là đồng yên tăng chủ yếu nhờ các yếu tố ở Thổ Nhĩ Kỳ, một phần do giá vàng vẫn đang thấp mặc dù nhu cầu về tài sản an toàn tăng trong bối cảnh địa chính trị bất ổn.
Giá vàng đang hình thành mô hình tiếp tục, sau khi phá vỡ đỉnh đôi, cho thấy việc giảm 2,8% hồi đầu tháng có thể sẽ trở lại.
Trong hơn một năm nay, có nhiều bằng chứng về các ảnh hưởng tiêu cực về tình hình địa chính trị, kể từ sau sự kiện Brexit hồi tháng 6/2016. Như vậy, phiên điều chỉnh hai chữ số trong năm nay – lần đầu tiên trong vòng 2 năm trở lại đây – cho thấy nỗi lo lắng của nhà đầu tư đang tăng lên. Họ dường như muốn chốt lời khi thị trường đang tăng tuy nhiên rủi ro địa chính trị đang chồng chất, điều này có thể khiến thị trường tiếp tục điều chỉnh lần thứ 2 trong năm nay.
Về mặt kỹ thuật, giá của chỉ số S&P 500 vẫn nằm trên mô hình cờ, là một cú bứt phá tăng của mô hình tam giác đối xứng. Điều này cho thấy nhu cầu vẫn đủ cho thị trường tăng 5% vào đầu tháng.
Trong khi đó, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến biên bản ghi nhớ của cuộc họp chính sách FOMC vào cuối ngày hôm nay, cùng với báo cáo tiền tệ của ECB vào ngày mai.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá