- Những diễn biến mới của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán toàn cầu
- USD đạt gần mức đóng cửa cao nhất trong năm, đồng Tệ giảm xuống mức thấp nhất trong năm
- Giá vàng giảm xuống mức thấp của năm
- Mùa báo cáo kết quả kinh doanh tiếp tục với công ty Microsoft (NASDAQ:MSFT) đã công bố báo cáo sau khi thị trường đóng cửa hôm nay với EPS dự báo ở mức 1,07 USD/cổ phiếu so với cùng kỳ năm ngoái là 0,98 USD/cổ phiếu.
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 14/7, Khảo sát triển vọng doanh nghiệp của Fed bang Philadelphia và Chỉ số dẫn đầu của Conference Board cũng công bố trong ngày thứ 5.
- Chỉ só STOXX Europe 600 tăng 0,1%.
- Hợp đòng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0,1%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,1%.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,2% xuống mức thấp nhất trong tuần.
- Chỉ số USD tăng 0,32%, nhưng vẫn dưới mức cao trong phiên của cây nên shooting star và chỉ dưới 0,03% so với mức đóng cửa ngày 28/6 (95,39 điểm), mức cao nhất trong năm.
- Đồng euro giảm 0,2% xuống 1,1614 USD, mức thấp nhất trong 3 tuần.
- Đồng bảng Anh giảm 0,3% xuống 1,3035 USD, mức thấp nhất trong hơn 10 tháng.
- Yên Nhật giảm 0,1% xuống 112,94/USD, mức thấp nhất trong hơn 6 tháng.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 2 điểm cơ bản lên 2,89%, mức cao nhất trong gần 4 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,35%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 2 điểm cơ bản lên 1,226%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý tăng 2 điểm cơ bản lên 2,486%.
- Giá dầu WTI giảm 0,3% xuống 68,54 USD/thùng.
- Giá vàng giảm 0,5% xuôgns 1221,79 USD/ounce, đạt mức thấp nhất trong năm trong phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
Sự kiện chính
Thị trường chứng khoán Châu Âu và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đang gặp khó khăn trong phiên ngày hôm nay sau khi căng thẳng thương mại làm rung chuyển thị trường chứng khoán Châu Á và thị trường tiền tệ. Các cuộc tranh cãi ngoại giao mới từ Mỹ và Trung Quốc làm giảm tác động từ các báo cáo kinh doanh tích cực của các công ty lớn, khiến chỉ số S&P 500 chỉ tăng 2% từ mức cao kỷ lục trong phiên ngày hôm qua.
Trong khi đó USD vẫn đang đi dúng hướng và đóng cửa ở ngưỡng cao nhất trong năm khi nó tăng phiên thứ 3 liên tiếp, khiến các tải sản trên thị trường mới nổi giảm sâu hơn. Vào đầu phiên giao dịch Châu Âu, nó chỉ cách 0,07% so với mức đóng cửa ngày 28/6 (95,39 điểm).
Trong bối cảnh khác, đồng Tệ đang hướng đến mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 26/7/2017, sau khi Ngân hàng nhân dân Trung Quốc làm suy yếu đồng nội tệ của họ lần đầu tiên kể từ khi nhân dân tệ bắt đầu giảm mạnh trong tháng 6, báo hiệu nó có thể giảm sâu hơn nữa.
Chỉ số STOXX 600 mở cửa giảm nhẹ, sau đó nhanh chóng hồi phục, tuy nhiên lại kết phiên trong sắc đỏ do báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty có diễn biến trái chiều khiến nhà đầu tư không có một chỉ báo rõ ràng.
Trước đó, thị trường Châu Á đã trải qua một phiên giao dịch biến động khác và đóng cửa trong sắc đỏ, không thể duy trì những nỗ lực trước đó.
Chỉ số TOPIX của Nhật đóng cửa ở mức thấp nhất phiên (-0,1%), chấm dứt đà tăng 4 phiên liên tiếp và nó đã không duy trì được mức tăng 0,5% trong đầu phiên.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lặp lại diễn biến trong phiên hôm qua, tăng 0,64% sau đó mất dần động lực và cuối cùng kết phiên giảm 0,49%, đánh dấu 5 phiên giảm liên tiếp với tổng thiệt hại là 2,25%. Về mặt kỹ thuật, nó đã đóng cửa thấp hơn đường hỗ trợ của cây búa trong phiên ngày thứ 3 một chút.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng bắt đầu tăng mạnh, 0,65% vào đầu phiên nhưng sau đó kết phiên buổi sáng giảm 0,2% và đóng cửa giảm sâu hơn ở mức 0,38%, tổng thiệt hại 3 phiên giảm liên tiếp là 1,7%. Về mặt kỹ thuật, chỉ số đã kéo dài xu hướng giảm ở ngưỡng hỗ trợ 28.000 kể từ tháng 10/2017.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mở cửa tăng 0,4% nhưng sau đó đóng cửa giảm 0,34% với tổng thiệt hại trong 4 phiên giảm là 1,27%.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc vẫn tiếp tục đi ngược lại xu hướng trong khu vực khi đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng 0,28% mặc dù trước đó có lúc đã tăng 0,47%. Về mặt kỹ thuật, chỉ số đã hình thành mô hình tiếp tục vai đầu vai thứ 2. Cán cân cung cầu đã hình thành mô hình cờ từ ngày 25/6 đến 5/7, hoàn thành cú bứt phá tăng ngày 6/7. Sau đó, một phiên giảm thứ 2 và một phiên tăng đã hình thành trong mô hình cờ giảm, kể từ ngày 10/7 đến nay. Một phiên bứt phá tăng trên ngưỡng 6280 sẽ hoàn thành nửa còn lại của mô hình này.
Tình hình tài chính toàn cầu
Hôm qua, chỉ số SPX đã tăng và chỉ cách mức đỉnh hồi tháng 1 là 2% sau khi 6 ngân hàng hàng đầu của Mỹ đạt kỷ lục về lợi nhuận ròng là 29 tỷ USD quý thứ 2 liên tiếp.
Ngân hàng Morgan Stanley (NYSE:MS) và Bank of America (NYSE:BAC) đã có diễn biến vượt trội, dễ dàng đánh bại các ước tính của giới chuyên gia nhờ mảng kinh doanh ngân hàng đầu tư và tiêu dùng của họ.
Wells Fargo (NYSE:WFC) là ngân hàng duy nhất trong số 6 ngân hàng lớn nhất Mỹ đã không đạt kỳ vọng do cả khoản vay và tiền gửi của họ đều giảm.
Nhìn chung, phí tư vấn và bảo lãnh khiến dữ liệu khá tích cực, lên tổng là 8,54 tỷ USD với mức tăng trong phiên tốt hơn dự kiến và tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất trong gần 1 thập kỷ.
Chỉ số cuối cùng này được cho là nguyên nhân đầu tiên của sự kiện sụp đổ tài chính năm 2007 và Cuộc đại suy thoái năm 1929. Điều này đáng được chú ý đặc biệt do nó phản đối cuộc chiến thương mại đang tăng cao và cảnh báo rằng đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ hiện tại – đà tăng dài thứ 2 trong lịch sử - đang đi vào một chu kỳ kinh doanh đã trưởng thành.
Tuy nhiên khi báo cáo kết quả kinh doanh hôm qua khá là thành công, mùa báo cáo năm nay vẫn đang đưa ra bức tranh khá trái chiều, khiến nhà đầu tư vẫn còn phân vân liệu họ nên tập trung vào lợi nhuận của các công ty hay tiếp tục theo dõi các biến động địa chính trị toàn cầu.
Ở một nơi khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua đã nói rằng Mỹ và Mexico đang “tiến gần hơn” về một thoả thuận thương mại mà các chính quyền có thể bắt đầu đàm phán riêng với Canada.
Trong khi USD tiếp tục tăng so với các loại tiền tệ khác, nó đang giảm và có xu hướng đi ngang so với đồng peso của Mexico. Về mặt kỹ thuật, cặp USD/MXN đang giao dịch trong mô hình cờ giảm, sau khi cắt dưới đường 200 DMA.
Giá vàng giảm phiên thứ 5 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ ngày 17/7/2017. Về mặt kỹ thuật, nó giảm dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 11/2015, đường 200 tuần MA và đáy của tháng 12 ở ngưỡng 1236,59 USD trong tuần này.
Giá dầu giảm thiệt hải trong ngày thứ 4 do nhà đầu tư cân nhắc các yếu tố xung đột giữa cung và cầu từ Mỹ.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá