- Hi vọng mới về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung củng cố tâm lý nhà đầu tư
- Đồng tệ của Trung Quốc tăng; USD giảm
- Kim loại bị bán tháo, giá đồng hồi phục sau khi đi vào xu hướng giảm
- Giá dầu WTI giảm xuống mức thấp trong 10 tuần khi hàng tồn kho Mỹ tăng làm giảm nhu cầu
- Tỷ lệ cấp phép xây dựng tháng 7 tăng từ -12,3% trong tháng trước lên 7,4% trong tháng 7.
- Chỉ số sản xuất Philadelphia Fed dự kiến tăng 21,9% trong tháng 8, sau khi đạt 25,7 trong tháng 7.
- Đối thoại Brexit giữa EU và Anh tiếp tục tại Brussels vào thứ 5.
- Công ty sản xuất chip Nvidia (NASDAQ:NVDA) công bố báo cáo kết quả kinh doanh Q2/2018 hôm nay sau khi thị trường Mỹ đóng cửa. Cổ phiếu đã tăng 50% so với năm ngoái, và còn có thể tăng mạnh hơn. Công ty đã vượt kỳ vọng lợi nhuận và doanh thu trong 11 quý liên tiếp.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,2%.
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,3%, mức tăng mạnh nhất trong tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,2%, đạt mức thấp nhất trong 13 tháng với 7 phiên giảm liên tiếp.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong gần 11 tháng.
- Đồng euro tăng 0,2% lên $1,1373, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Bảng Anh tăng 0,1% lên $1,2713, mức tăng lớn nhất trong hơn 2 tuần.
- Yên Nhật giảm 0,1% xuống 110,85/USD.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 2,88%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,31%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 1 điểm cơ bản lên 1,225%, mức tăng lớn nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý giảm 2 điểm cơ bản xuống 3,151%.
- Vàng tăng 0,1% lên $1175,64/ounce, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
Sự kiện chính
Lực bán ra toàn cầu giảm trong phiên giao dịch Châu u khi mà nhà đầu tư đang lạc quan khi diễn biễn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang giảm nhiệt, điều đó cũng khiến cho hợp đồng tương lai S&P 500, Dow và NASDAQ 100 tăng cao hơn. Chỉ số STOXX Europe 600 của khu vực Châu u cũng theo đà tăng điểm với một vài ngành trong sắc xanh đã phần nào bù đắp cho khoản giảm 1,36% ngày hôm qua.
Trước đó, trong phiên giao dịch Châu Á, báo cáo kết quả kinh doanh đáng thất vọng đã khiến cho hầu hết các chỉ số Châu Á giảm điểm. Tencent (HK:0700) niêm yết trên sàn Hồng Kông giảm 3% sau khi công bố kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng. Lợi nhuận của ông lớn công nghệ này giảm 2% xuống mức 2,59 tỷ USD lần đầu tiên trong vòng 13 năm. Một phần nguyên do có thể đến khi công ty này dừng kinh doanh trò chơi nổi tiếng “Monster Hunter: World” do các vấn đề liên quan đến chính sách; dẫu vậy, hầu hết các nhà phân tích đều tỏ ra lạc quan với triển vọng kinh doanh của Tencent và nhận định rằng xu thế hiện tại chỉ trong một thời gian ngắn.
Giá cổ phiếu giảm mạnh của công ty công nghệ này củng cố tâm lý tiêu cực của thị trường kể từ 27/6, khi giá giảm sâu 20%, dưới ngưỡng ngày 29/1 ở mức 476,60. Giá cổ phiếu hiện nay nằm dưới 32% so với giá đỉnh. Về mặt kỹ thuật, nó đã hoàn thành đỉnh của mô hình đỉnh đầu vai kể từ tháng 11/2017 đến tháng 7/2018.
Tình hình tài chính toàn cầu
Nhìn chung, tâm lý thị trường đang được hồi phục với thông tin Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ có chuyến công du tới Mỹ vào cuối tháng 8. Ngay sau khi thông tin được công bố, Nhân dân tệ lập tức tăng giá và phần nào giúp xóa nhòa đi cáo buộc của Chính quyền Tổng thống Trump gần đây về việc đối trọng thương mại chính của Mỹ đang thao túng đồng tiền của họ.
{{|Lira Thổ Nhĩ Kỳ}} tiếp tục tăng trong 3 ngày khi mà Chính phủ quốc gia này đang có những động thái hạn chế bán khống còn Qatar thì cũng đã có cam kết sẽ hỗ trợ nền kinh tế này 15 tỷ USD. Dẫu vậy thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chịu những tổn hại đáng kể khi cổ phiếu thị trường mới nổi giảm điểm. Đó sẽ là một đòn chí mạng với tài sản thị trường mới nổi đã chịu nhiều áp lực từ việc USD đang tăng mạnh.
USD giảm trong thứ Năm tương tự với Trái phiếu Mỹ khi mà nhà đầu tư đang chuyển qua tâm lý sẵn sàng “chịu rủi ro”. Về mặt kỹ thuật, đợt giảm này khẳng định cho mô hình shooting star, một cây nến dự báo về xu hướng giảm sắp tới.
Trong phiên giao dịch ở Mỹ ngày hôm qua, bên mua đã phải trải qua đợt bán tháo tồi tệ nhất trong vòng 7 tuần khi mà kết quả kinh doanh thấp hơn dự kiến của Tencent được công bố ảnh hưởng đến cổ phiếu công nghệ. Cùng lúc đó, đồng cũng đã rơi vào thị trường giảm, kéo tổng thể cả thị trường hàng hóa giảm theo.
Kim loại đỏ này đang ở mức thấp hơn 20% so với đỉnh 3,297 USD vào ngày 7/6/2018. Tuy nhiên, hôm nay đã có sự hồi phục đối với đồng cũng như là với một vài loại kim loại khác.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,76% nguyên do từ cổ phiếu năng lượng giảm 3,54% khi mà giá dầu chạm đáy trong vòng 10 tuần.
Giá dầu WTI giảm hơn 3% vào thứ Tư, cắt dưới khu vực 65 USD khi mà số liệu tuần san tồn kho Mỹ được công bố với mức cung tăng kỷ lục kể từ tháng 3/2017. Tuần vừa qua, lượng hàng tăng 6,81 triệu thùng nhiều hơn 2,5 triệu thùng so với mức dự đoán. Về mặt kỹ thuật, đây là lần đầu tiên kể từ 14/11/2017, giá dầu thực sự giảm dưới đường xu hướng tăng của hàng hóa.
Lượng hàng tồn kho nhiều hơn làm dấy lên nghi ngại khủng hoản tại Thụy Sỹ sẽ làm gia tăng căng thẳng thương mại Trung - Mỹ, từ đó làm giảm nhu cầu dầu.
Nguyên vật liệu là ngành hàng có kết quả thất vọng thứ 2 trên SPX khi giảm 1,59% do việc bán khống từ các nhà đầu tư đang lo ngại về chiến tranh thương mại.
Theo đó, Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,54%. NASDAQ Composite giảm 1,23% và Russell 2000 cũng giảm 1,27%. Cổ phiếu có vốn hóa nhỏ đang có kết quả kém hơn so với cổ phiếu vốn hóa lớn niêm yết trên Dow có thể đến từ tâm lý sẵn sàng bán tháo khi tình hình Thổ Nhĩ Kỳ có diễn biến xấu hơn.
Trên thị trường ngoại hối, các nhà hoạch định chính sách Hồng Kông đã can thiệp để hỗ trợ đôla Hồng Kông sau khi đồng tiền này giảm xuống biên dưới của kênh giao dịch. Về mặt kỹ thuật, đây là lần thứ năm HKD bị đe doạ giảm dưới ngưỡng 7,85% kể từ tháng 4.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá