- Hợp đồng tương lai Mỹ giảm nhờ báo cáo kết quả kinh doanh của Apple
- Trái phiếu chính phủ tăng, yên giảm do Ngân hàng Nhật duy trì chính sách nới lỏng
- Nhân dân tệ tiếp tục giảm
- Giá dầu gặp khó khăn giữ vững ở ngưỡng 70 USD, trong bối cảnh nguồn cung có dấu hiệu sụt giảm
- Kho bạc Mỹ dự kiến công bố kế hoạch tài trợ trong 3 tháng tới vào thứ 4.
- Mùa báo cáo kết quả kinh doanh sẽ tiếp tục với những tin tức:
- Tesla (NASDAQ:TSLA) công bố báo cáo ngày thứ 4 với EPS dự kiến ở mức 2,78 USD và doanh thu ở mức 4,03 tỷ USD
- Barclays (LON:BARC) công bố báo cáo ngày thứ 5 với EPS dự kiến ở mức 0,28 USD và doanh thu ở mức 6,94 tỷ USD
- Berkshire Hathaway (NYSE:BRKa) công bố báo cáo ngày thứ 6 với EPS dự kiến ở mức 3,3 USD và EPS dự kiến ở mức 61,64 tỷ USD
- Toyota (NYSE:TM) công bố báo cáo ngày thứ 6 với EPS dự kiến ở mức 3,95 USD và doanh thu ở mức 65,15 tỷ USD
- Ngân hàng trung ương Mỹ, Nhật, Anh, Bra-xin và Ấn Độ đều họp trong tuần này.
- Chi tiêu cá nhân của Mỹ và dữ liệu thu nhập tháng 6 công bố ngày thứ 6 dự kiến có kết quả khá ổn định
- Báo cáo việc làm công bố ngày thứ 6 dự kiến cho thấy thị trường lao động mạnh khoẻ với 193.000 việc làm mới và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,9%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,2%.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,1%.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm 0,1% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong tuần, mức giảm mạnh nhất trong gần 3 tuần.
- Chỉ số USD giảm ít hơn 0,05%, sau khi dao động giữa tăng 0,13% và giảm 0,1%.
- Đồng euro tăng 0,1% lên 1,172 USD.
- Bảng Anh tăng 0,1% lên 1,3142 USD.
- Yên Nhật giảm 0,2% xuống 111,24/USD, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 2 điểm cơ bản xuống 2,95%, mức thấp nhất trong tuần, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức giảm 2 điểm cơ bản xuống 0,42%, mức giảm mạnh nhất trong gần 6 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh giảm 2 điểm cơ bản xuống 1,343%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
Sự kiện chính
Tâm lý nhà đầu tư hồi phục khi cổ phiếu Apple(NASDAQ:AAPL) công bố báo cáo kết quả kinh doanh hôm nay, sau khi các công ty công nghệ công bố kết quả khá tồi tệ khiến chỉ số NASDAQ Composite giảm 1,4%.
Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 tăng lên vùng tích cực khi thị trường Châu Âu mở cửa. Chỉ số STOXX 600 dao động quanh ngưỡng trung lập mặc dù kết quả báo cáo tài chính tăng từ công ty BP (LON:BP) và Credit Suisse (SIX:CSGN).
Trong khi đó, thị trường trái phiếu toàn cầu hồi phục, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật giảm và đồng Yen giảm so với các loại tiền tệ khác sau khi Ngân hàng Nhật đã kiềm chế thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của họ, đánh lừa những suy đoán rằng họ sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua lại trái phiếu đáng kể.
Thị trường Châu Á diễn biến trái chiều với chỉ số TOPIX của Nhật và Hang Seng của Hồng Kông giảm, trong khi chỉ số KOSPI của Hàn Quốc và chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng.
Tình hình tài chính toàn cầu
Sự bất ổn toàn cầu theo sau đà bán tháo trên thị trường Mỹ, khiến chỉ số gồm nhiều công ty công nghệ là NASDAQ Composite có 3 phiên giảm liên tiếp kể từ tháng 3 trong bối cảnh các công ty Netflix (NASDAQ:NFLX), Twitter (NYSE:TWTR) và Facebook (NASDAQ:FB) đều giảm mạnh.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số này vẫn còn có thể giảm xuống ngưỡng 7300 và vẫn nằm trong kênh tăng.
Chỉ số S&P 500 cũng giảm 0,58% do ngành Dịch vụ công nghệ thông tin và công nghệ, giảm lần lượt 1,57% và 1,56%. Chỉ có 2 ngành đó giảm, trong khi cổ phiếu ngành năng lượng vẫn có diễn biến khá tốt khi tăng 0,82% nhờ giá dầu tăng.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,57% trong khi chỉ số Russell 2000 giảm 0,61%.
Giá dầu WTI đóng cửa trên 70 USD lần đầu tiên trong hơn 1 tháng, tăng 2,1% trong phiên và đóng cửa ở ngưỡng 70,13 USD trong bối cảnh nguồn cung có dấu hiệu sụt giảm. Về mặt kỹ thuật, giá đã dừng ở ngưỡng kháng cự trên đỉnh của mô hình cờ giảm. Vào lúc 10.30am GMT hôm nay, nó đã giảm 0,63% xuống 69,69 USD.
Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng trong phiên hôm qua và tiếp tục giảm trong phiên hôm nay. Về mặt kỹ thuật, giá đã cố gắng đóng cửa trên ngưỡng cao của cây nến shooting star ngày 2/7, củng cố mô hình Dark Cloud Cover ngày 24/7, xác nhận cây nến shooting star thứ 2 ngày 27/7 và xác nhận cây nến shooting star thứ 3 ngày 30/7. Hiện tại, giá trong phiên đã nằm trên những ngưỡng đóng cửa này trong phiên thứ 2 và thứ 6 tuần trước.
USD tăng so với đồng yên, trở lại đường xu hướng tăng kể từ cuối tháng 3 trên trên đường hỗ trợ của một tam giác đối xứng do nó có đã đưa ra mô hình cờ giảm với một phiên bứt phá tăng trong ngày. Diễn biến giá được thúc đẩy nhờ các nhà hoạch địch chính sách Nhật đã khá linh động về lợi suất trái phiếu trong phiên hôm qua, cho phép chúng tăng 0,2% nhưng giảm dự báo lạm phát cho đến năm 2020 và chuyển mục tiêu lạm phát 2% đi xa hơn, và như vậy vô hình chung đã làm tăng chênh lệch với các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn khủng hoảng của các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu.
Thông báo tiếp theo về chính sách tiền tệ quan trọng là quyết định của Fed và Ngân hàng Anh. Nhà đầu tư sẽ tìm thêm xác nhận rằng kế hoạch của Fed là tăng lãi suất thêm 2 lần nữa cho đến cuối năm trong khi Ngân hàng Anh dự kiến sẽ tăng lãi suất trong phiên ngày thứ 5.
Trong một tin tức khác, thị trường hàng hoá giảm sau khi chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc giảm từ 51,5 xuống 51,2 trong tháng 6 với vòng thuế thương mại đầu tiên của Mỹ được áp dụng, nhu cầu tăng trưởng tín dụng chậm lại.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá