- Hợp đồng tương lai Mỹ, thị trường Châu Âu hồi phục khi thị trường Châu Á giảm theo thị trường Mỹ ngày hôm qua
- Nhà đầu tư tăng vị thế tiền mặt, tránh các tài sản an toàn đồng yên, vàng, USD, và trái phiếu chính phủ.
- Thị trường chứng khoán Mỹ giảm trên tất cả các chỉ số do cổ phiếu phòng thủ và tăng trưởng đều giảm.
- Giá dầu WTI tăng nhờ OPEC và Nga miễn cưỡng tăng sản lượng sản xuất.
- Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp Tổng thống Donald Trump ở New York để thảo luận về thương mại vào thứ 4
- Đồng thời, vào thứ 4, quyết định chính sách tiền tệ của FOMC đi cùng với một cuộc họp báo với Chủ tịch Fed Jerome Powell
- Số đơn hàng lâu bền, dữ liệu GDP và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ công bố trong ngày thứ 5.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,2%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng ít hơn 0,05%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,3%.
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,2%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,2%.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,2%.
- Chỉ số USD tăng ít hơn 0,05% lên mức cao nhất trong một tuần.
- Đồng euro tăng 0,1% lên $1,1756.
- Bảng Anh giảm 0,1% xuống $1,3104.
- Yên Nhật giảm 0,1% xuống 112,91/USD, mức thấp nhất trong hơn 8 tháng.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 3,09%, đạt mức cao nhất trong gần 19 tuần, phiên tăng thứ 6 liên tiếp.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Đức tăng 2 điểm cơ bản lên 0,53%, mức cao nhất trong hơn 4 tháng.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Anh tăng 1 điểm cơ bản lên 1,624%, mức cao nhất trong hơn 7 tháng.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Ý giảm 6 điểm cơ bản xuống 2,889%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Giá dầu WTI tăng 0,2% lên $72,26/thùng, mức cao nhất trong gần 4 năm.
- Giá vàng tăng 0,1% lên $1199,94/ounce.
Sự kiện chính
Thị trường toàn cầu và Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow and NASDAQ 100 có diễn biến trái chiều vào sáng nay khi nhà đầu tư đấu tranh để thị trường ổn định trong bối cảnh có nhiều vấn đề như đe doạ đối với xu hướng tăng trưởng toàn cầu do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, lãi suất tăng và những bất ổn gia tăng từ diễn biến chính trị đang tồn tại.
Tuy nhiên, cả thị trường Châu Âu và hợp đồng tương lai Mỹ đều tăng sau đó nhờ thị trường Châu Á hồi phục trở lại.
Cổ phiếu ngân hàng và dịch vụ y tế hỗ trợ chỉ số STOXX 600 giảm thiệt hại hôm qua và tạm dừng chuỗi giảm giá trong 6 phiên liên tiếp. Về mặt kỹ thuật, cung đã vượt cầu khi giá chạm đường xu hướng giảm kể từ ngày 31/7.
Trước đó, trong phiên Châu Á, hầu hết các chỉ số đều giảm, tuy nhiên chỉ số Nikkei 225 của Nhật đi ngược xu hướng, tăng 0,15% lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 1, và cách ngưỡng cao nhất hồi tháng 11/1991 là 0,8%.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,58% trước các đòn trừng phạt mới của thuế quan Mỹ đối với thị trường này. Cổ phiếu bất động sản giảm theo phiên hôm qua do các tỉnh địa phương đang cân nhắc liệu có nên huỷ bỏ hệ thống bán trước tài sản cho phép các nhà phát triển đảm bảo quỹ ngay cả khi các dự án vẫn đang được xây dựng.
Tình hình tài chính toàn cầu
Hôm qua, quan ngại đối với cuộc chiến Mỹ-Trung sẽ chấm dứt khi tăng trưởng toàn cầu đồng bộ lần đầu tiên trong một thập kỷ lại một lần nữa bùng lên khi Trung Quốc từ chối gặp đại diện Mỹ trừ phi Chính quyền Trump chấm dứt đe doạ ap thêm thuế suất. Thị trường cổ phiếu lại càng chịu thêm áp lực với báo cáo rằng Thứ trưởng tư pháp Mỹ Rod Rosenstein người đang giám sát vấn đề can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 sẽ sớm mất chức.
S&P 500 giảm 0,35% mở rộng mức điều chỉnh chốt lời hơn 0,7% theo sau mức đỉnh cao nhất mọi thời gian. Công nghiệp giảm 1,71% và nguyên vật liệu giảm 1,4% khi chiến tranh thương mại leo thang. Cổ phiếu bất động sản cũng giảm 1,96% trong khi cổ phiếu năng lượng lại tăng 1,46% do giá dầu tăng giá. Nguyên do của việc giá dầu tăng do các nhà sản xuất dầu OPEC và NOPEC đồng thời quyết định không tăng sản lượng để bù vào nguồn cung thiếu hụt từ phía Iran. Ngành hàng tiêu dùng nhanh giảm 1,53% cho thấy nhà đầu tư đang muốn rút tiền ra.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones nơi công ty vốn hoá lớn niêm yết phụ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài có kết quả tồi nhất trong phiên giao dịch thứ Hai khi giảm 0,68%. Russell 2000 cũng giảm 0,41%. NASDAQ Composite là sàn lớn ở Mỹ duy nhất có kết quả khả quan khi tăng 0,08%.
Mặc dù triển vọng tăng lãi suất u ám và rủi ro thương mại gia tăng, USD dường như không thể leo lại lên trên ngưỡng 95,00 khi đã tìm được đường hỗ trợ trong hơn 2 tháng. Có thể Fed sẽ tăng lãi suất vào thứ 4 và thị trường đã định giá việc này vào thị trường, và USD đang dần mất đi tư cách như là tài sản an toàn trước những bất ổn về thương mại.
Điều thú vị là nhà đầu tư không tìm kiếm trú ẩn khác đối với đồng yen, đã giảm phiên thứ 4 liên tiếp so với USD. Việc đóng cửa ở mức này sẽ được coi là mức thấp nhất đối với yên kể từ tháng 1.
Vàng ổn định, cho thấy nhà đầu tư đang không quan tâm đến loại hàng hoá này.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt ngưỡng 3,104%, chỉ dưới 0,8% từ mức cao kỷ lục hồi tháng 7 do nhà đầu tư đã bán tất cả lượng nắm giữ trái phiếu của họ. Khi xem xét về việc thị trường chứng khoán giảm giá hôm qua, có thể thấy nhà đầu tư đang nắm giữ nhiều tiền mặt.
Dầu thô đạt nửa đường và đạt ngưỡng $73 sau khi OPEC và Nga không sẵn sàng tăng sản lượng sản xuất để bù đắp cho sự thiếu hụt dầu từ Iran. Hợp đồng tương lai dầu Brent vượt ngưỡng $80, ngưỡng kháng cự từ giữa tháng 5, đạt mức cao nhất trong 4 năm. Về mặt kỹ thuật, giá dầu WTI kéo dài đáy mô hình đỉnh đầu vai. Xu hướng tăng này đưa tín hiệu về một kỷ nguyên mới đối với giá năng lượng.
Tuần tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá