- Thị trường Châu Âu hồi phục từ đà bán tháo trên thị trường Châu Á, Mỹ; HĐTL vẫn ổn định ở sắc xanh
- Chỉ số SPX, Dow và Russell 2000 giảm về xu hướng tiêu cực; tất cả các chỉ số chính của Mỹ trải qua tháng có diễn biến kém hiệu quả nhất kể từ năm 2008
- Chỉ số NASDAQ cùng chỉ số Russell 2000 trải qua phiên điều chỉnh chính thức
- Những nhà hoạch định chính sách ECB cũng xác nhận rằng chương trình mua tài sản sẽ kết thúc trong năm nay, lặp lại rằng họ vẫn thống nhất sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục cho đến hết mùa hè năm 2019. Thủ tướng Mario Draghi sẽ tổ chức họp báo
- Tăng trưởng GDP của Mỹ công bố ngày thứ 6 đã chậm lại trong quý thứ 3, theo dự báo của các chuyên gia phân tích.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,2%, phiên tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI All-Country World giảm 0,6% trong phiên thứ 7 liên tiếp, xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.
- Chỉ số giao ngay USD Bloomberg giảm 0,1%.
- Đồng euro tăng 0,2% lên $1,141.
- Bảng Anh tăng 0,2% lên $1,2908.
- Chỉ số tiền tệ MSCI thị trường mới nổi giảm 0,3% xuống mức thấp nhất trong 2 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 3,11%.
- Lãi suất trái phiếu 10-year của Đức giảm 1 điểm cơ bản xuôgns 0,39%, mức thấp nhất trong gần 7 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10-year của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 1,449%, mức thấp nhất trong 7 tuần.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg giảm 0,2% xuống mức thấp nhất trong gần 5 tuần.
- Giá dầu WTI giảm 0,8% xuôgns $66,29/thùng, mức thấp nhất trong hơn 2 tháng.
- Giá đồng LME giảm 0,8% xuống $6127/mét tấn, mức thấp nhất trong 5 tuần, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
- Giá vàng tăng 0,1% lên $1235,06/ounce, mức cao nhất trong hơn 14 tuần. Hai sự kiện lớn ở Mỹ có thể khiến giá PM cao hơn.
Sự kiện chính
Cổ phiếu Châu Âu hồi phục từ mức thấp hơn vào sáng nay sau khi thị trường Châu Á lấy tín hiệu từ đà bán tháo trên thị trường Mỹ hôm qua, đánh dấu phiên giảm thứ 6 liên tiếp ở đây, đưa thị trường chứng khoán Mỹ vào vùng tiêu cực trong năm và chính thức thiết lập xu hướng giảm. Báo cáo kết quả kinh doanh trái chiều không đủ bù đắp các quan ngại về thương mại trong khi dữ liệu nhà ở yếu làm trầm trọng hơn quan ngại rằng tăng trưởng kinh tế đã đạt đến đỉnh điểm, ngay cả trong bối cảnh Fed liên tục thắt chặt chính sách.
Đáng chú ý, hợp đồng tương lai Mỹ chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đã tăng kể từ phiên đóng cửa ngày hôm qua, khi Tesla (NASDAQ:TSLA) báo cáo kết quả kinh doanh tích cực.
Tài sản trú ẩn như vàng và lãi suất trái phiếu 10 năm đều đã giảm thiệt hại.
Chỉ số STOXX Europe 600 giảm cùng với các công ty dầu khi nhưng sau đó đã cố gắng trở lại vùng tăng giá.
Trước đó, trong phiên Châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 3,72% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4, trong khi chỉ số TOPIX giảm 3,72% xuống mức thấp nhất trong hơn 13 tháng. Chỉ số Shanghai Composite giảm 2,4% khi mở cửa và đóng cửa ở giá tham chiếu.
Tình hình tài chính toàn cầu
Hôm qua, chỉ số S&P 500 giảm 2,41%, kéo dài đà giảm tháng 10 xuống 8,8%, khiến đây trở thành tháng có diễn biến kém hiệu quả nhất kể từ tháng 2/2009, giảm tổng cộng 11%. Con số tổng lên đến 9,83% từ mức đóng cửa cao nhất của chỉ số ngày 20/9 đến giá đóng cửa ngày hôm qua.
Điều này khiến chỉ số đóng cửa cao hơn 0,17% so với một phiên điều chỉnh chính thức. Dịch vụ thông tin giảm 4,76%, do công ty AT&T (NYSE:T) không đạt kỳ vọng kết quả kinh eoqnh. Công nghệ giảm 4,48%, đứng thứ 2, do cổ phiếu Texas Instruments (NASDAQ:TXN). Mặt khác, Boeing (NYSE:BA) đã vượt kỳ vọng và đóng cửa tăng 1,31%.
Nhìn chung, SPX đã xoá tất cả những nỗ lực trong năm nay và đang trong vùng tiêu cực, giảm 0,65%. Trong khi không hoàn toàn thoả mãn yêu cầu của một phiên điều chỉnh chính thức là 10%, chỉ số đã hoàn thành một xu hướng giảm với một lại đỉnh và đáy giảm. Nó cũng đã phá vỡ đường xu hướng tăng kể từ lần điều chỉnh cuối trong tháng 2/2016 và giảm dưới đường 200 DMA.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 600 điểm, tương đương 2,41% và đẩy tổng thiệt hại lên đến 7,08% - mức tồi tệ nhất kể từ tháng 2/2009 khi chỉ số này giảm 11,7% và giảm 8,38% từ mức đóng cửa cao nhất ngày 3/10. Phiên giảm xoá sạch nỗ lực tăng của chỉ số Dow trong năm nay, đảo chiều về mức giảm 0,55%.
Trong khi xu hướng trung hạn đã kết thúc, xu hướng dài hạn vẫn giữ nguyên. Nhìn chung, chỉ số Dow vẫn nằm trên đường xu hướng tăng kể từ đáy năm 2009 và vẫn trong một chuỗi các đỉnh và đáy tăng. Ngay cả khi nó đã hoàn thành một đỉnh đôi dài hạn trên biểu đồ tuần, vẫn còn dư địa để đạt được mục tiêu của mô hình khi giá vẫn nằm trên đường xu hướng tăng.
Chỉ số NASDAQ Composite có diễn biến kém, giảm 4,43% hôm nay và giảm 11,77% trong tháng – diễn biến kém nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2008, khi nó đã giảm 13$. Chỉ số NASDAQ cũng đã giảm 12,35% từ mức cao kỷ lục ngày 31/8, khiến nó rơi vào một phiên điều chỉnh.
Chỉ số Russell 2000 giảm 3,77%. Đây là chỉ số có diễn biến tệ thứ 2 sau NASDAQ. Đây cũng là chỉ số có diễn biến kém nhất trong tháng 10, giảm 13,53% cho đến nay. Với mức giảm 15,64% từ mức đóng cửa cao nhất ngày 31/8, chỉ số này hiện đang trong giai đoạn điều chỉnh.
Trong khi cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với thị trường chứng khoán dựa vào các dữ liệu kinh tế tích cực và lợi nhuận, tâm lý thay đổi dường như đã giữ chân nhà đầu tư và có thể cả những người điều hành công ty. Như đã đề cập trước đây, lợi nhuận chủ yếu là cực kỳ tích cực, đó là chỉ báo gây bất ổn tâm lý cho nhà đầu tư.
Các công ty đã hạ triển vọng của họ, trước quan ngại về ảnh hưởng tương lai của cuộc chiến thuế quan và chi phí tăng xuất phát từ quyết định của Fed. Câu hỏi đặt ra là, có giám đốc điều hành trở nên bi quan vì dữ liệu, lý giải hay chỉ đơn giản là theo cảm hứng?
Không thể biết chắc chắn điều gì là yếu tố thúc đẩy đằng sau những chỉ báo này. Nó cũng không thể dự đoán những gì sẽ xảy ra trên thị trường. Đây có phải là kết thúc của việc giá cổ phiếu tăng hay chỉ là một phiên điều chỉnh cần thiết để chuẩn bị cho đà tăng tiếp theo? Các chuyên gia có quan điểm trái chiều, một số cho rằng vẫn chưa thấy tín hiệu báo động, bên khác lại cho rằng cá ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ sẽ tạo ra các tín hiệu mua vào khi giá giảm.
Sau khi có ví dụ về giá cổ phiếu tăng mạnh dựa trên các yếu tố cơ bản, chúng tôi hiện đang khuyến nghị dựa trên các yếu tố kỹ thuật. Trong khi các dữ liệu vĩ mô và cơ bản vẫn tiếp tục tăng – đây là những chỉ báo dẫn dắt thị trường. Ngay cả khi dựa vào tâm lý cho đến khi xu hướng tăng mới được thiết lập, có nhiều bằng chứng cho thấy xu hướng giảm vẫn tiếp tục hơn là tăng.
Các chỉ số chính của Mỹ đều đã giảm dưới đường xu hướng tăng kể từ phiên điều chỉnh từ đáy tháng 2/2016 và đường 200 DMA. Tuy niheen, điều này chỉ đề cập đến triển vọng trung hạn. Trong khi tất cả các chỉ báo đều giảm dưới đường MA 50 tuần, chúng vẫn nằm khá cao trên đường xu hướng tăng dài hạn.
Chúng tôi đã cảnh báo về diễn biến kém hiệu quả của các cổ phiếu vốn hoá nhỏ thời gian gần đây do nó đã đưa tín hiệu đạt đỉnh, do các nhà đầu tư bán chúng. Chỉ số NASDAQ là chỉ số có diễn biến kém thứ 2, nhà đầu tư có thể cảm thấy đã đến lúc rút tiền sau khi chỉ số công nghệ là biểu tượng hàng đầu trong nhiều khung thời gian, gồm cả diễn biến trong năm nay, 1 năm và 5 năm.
Trên thị trường ngoại hối, USD cũng giảm. Đồng euro và trái phiếu Châu Âu tăng trước cuộc họp ECB nhằm thảo luận triển vọng của nền kinh tế Châu Âu. Đồng Bảng cũng tăng, mặc dù Thủ tướng Anh Theresa May vẫn còn kế hoạch Brexit.
Giá dầu giảm do hàng tồn kho Mỹ tiếp tục tăng. Đà giảm mạnh gần đây của dầu khiến nhà đầu tư có thể cân nhắc lại triển vọng kinh tế cho năm 2019.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá