- Các vấn đề thị trường mới nổi khiến thị trường toàn cầu bán tháo, làm lu mờ quan ngại về cuộc chiến thương mại
- Nike và Facebook giảm khiến thị trường chứng khoán Mỹ giảm
- USD mạnh lên trước các rủi ro vĩ mô và dữ liệu Mỹ tích cực
- Giám đốc điều hành Facebook (NASDAQ:FB), Twitter(NYSE:TWTR) và Google (NASDAQ:GOOGL) làm chứng về vai trò của các phương tiện truyền thông mạng xã hội trong cuộc tranh cử Nga với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 trong ngày thứ 4
- Báo cáo việc làm Mỹ trong tháng 8 công bố vào thứ 6
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,3%, mức thấp nhất trong hơn 2 tháng.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0,3%.
- Chỉ số FTSE 100 của anh giảm 0,3%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 1,5%, đạt mức thấp nhất trong gần 3 tuần, phiên giảm thứ 6 liên tiếp, mức giảm mạnh nhất trong 3 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 1,3%, xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần, phiên giảm thứ 5 liên tiếp, đà giảm mạnh nhất trong hơn 3 tuần.
- Chỉ số USD tăng 0,14%, đạt mức cao nhất trng gần 3 tuần, phiên tăng thứ 5 liên tiếp.
- Chỉ số tiền tệ MSCI thị trường mới nổi giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong gần 17 tháng.
- Đồng euro giảm 0,1% xuống $1,1566, mức yếu nhất trong gần 2 tuần.
- Bảng Anh giảm 0,2% xuống $1,2832, mức thấp nhất trong gần 2 tuần, phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
- Đồng rand Nam Phi giảm 1,2% xuống 15.5321/USD
- Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,4% xuống 6,7006/USD.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 2,89%.
- Lãi suất trái phiếu 2 năm của Mỹ giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 2,65%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 0,36%, mức cao nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Ý giảm 8 điểm cơ bản xuống 3,017%, mức thấp nhất trong gần 4 tuần.
- Giá dầu WTI giảm 1,1% xuống $69,13/thùng, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần, mức giảm mạnh nhất trong 3 tuần.
- Giá vàng tăng 0,3% lên $1194,68/ounce, mức tăng mạnh nhất trong tuần.
- Giá đồng LME tăng 0,7% lên $5853/mét tấn, phiên tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu cũng như Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đi theo diễn biến trên thị trường Châu Á khi chìm trong sắc đỏ trong sáng nay, gây áp lực lên thanh khoản đối với các tài sản trên thị trường mới nổi khi tâm lý nhà đầu tư vẫn quan ngại về cuộc chiến thương mại.
Chỉ số Châu Âu STOXX 600 mở cửa giảm gần 0,3% so với hôm qua và tiếp tục giảm sâu hơn xuống mức thấp nhất trong 2 tháng, với cổ phiếu khai khoáng và ô tô dẫn đầu đà giảm.
Về mặt kỹ thuật, giá đã hình thành đáy thứ 2 dưới mức thấp ngày 15/8, hình thành xu hướng giảm kể từ tháng 8. Ngưỡng kiểm nghiệm tiếp theo nhằm xác định xu hướng giảm kể từ đỉnh của tháng 5 là dưới ngưỡng 398 là ngưỡng 374 – đáy hồi cuối tháng 6.
Trong phiên Châu Á, cá chỉ số trong khu vực đều nhạy cảm đối với các vấn đề của thị trường mới nổi. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,61% do nhà đầu tư cho rằng Mỹ sẽ áp thuế lên thêm 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, khiến nền kinh tế nước này gặp khó khăn. Nhà sản xuất linh kiện điện thoại thông minh Sunny Optical Technology Group (HK:2382) giảm 6,39% và Tencent Holdings (HK:0700) cũng đã giảm 4,16%, gây áp lực lên chỉ số.
Chỉ số Shanghai Composite giảm tổng cộng 1,68%, chỉ số TOPIX có diễn biến vượt trội, chỉ giảm nhẹ 0,77% mặc dù cơn lốc Jebi đã ảnh hưởng đến ngành du lịch, một trong những động lực kinh tế chính của Nhật.
Lý giải đối với diễn biến bất chấp thiên tai này là đồng yen suy yếu, thúc đẩy doanh số bán hàng nước ngoài – động lực quan trọng đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Nhật. Trong khi yên tăng hôm nay, nó đã mạnh dần lên kể từ giữa tháng 7, bù đắp tác động tiêu cực ngắn hạn trong bối cảnh thời tiết xấu đi trên thị trường tài chính trong nước.
Tình hình tài chính toàn cầu
Đà bán tháo trên thị trường toàn cầu hôm nay đi theo đà giảm trên thị trường Mỹ hôm qua. Thị trường chứng khoán Mỹ khởi đầu tháng 9 giảm, sau khi Nike (NYSE:NKE) và Facebook (NASDAQ:FB) đều chịu áp lực bán trên diện rộng. Nike giảm do chiến dịch quảng cáo thất bại khi gây hậu quả chính trị mạnh mẽ, còn Facebook giảm do chuyên gia phân tích tại Moffett Nathanson cho rằng lợi nhuận của công ty sẽ giảm mạnh do các quy định nghiêm ngặt hơn.
Nike giảm 3,16% trong hôm nay trong khi Facebook giảm 2,6%, sau khi giảm sâu gần 4% trong phiên.
Về mặt kỹ thuật, mặc dù Nike đã thất bại trong chiến dịch quảng cáo mới đó, cổ phiếu đã tìm được ngưỡng hỗ trợ, hồi phục từ mức thấp trên đường 50 DMA, đánh dấu xu hướng tăng kể từ tháng 5. Đối với những nhà đầu tư đi ngược xu hướng mà đang tìm cổ phiếu giảm giá trị, đây có thể là một lựa chọn tốt, có thể giao dịch ở ngưỡng $84 – ngưỡng kỷ lục trong tháng 8.
Đối với các công ty khác, Ford (NYSE:F) là công ty sản xuất ô tô lớn duy nhất đạt kỳ vọng và Amazon.com (NASDAQ:AMZN) đã vượt ngưỡng vốn hoá tâm lý 1000 tỷ USD, hỗ trợ cổ phiếu ngành tiêu dùng.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones chỉ giảm 0,05%. Chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 0,17%. Chỉ số NASDAQ Composite giảm 0,23% trong khi chỉ số cổ phiếu vốn hoá nhỏ Russell 2000 giảm 0,45%.
Diễn biến vượt trội của các cổ phiếu vốn hoá lớn niêm yết trên chỉ số Dow so với chỉ số Russell cho thấy đà bán tháo ngày thứ 3 vẫn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Hơn nữa, nó cho thấy các vấn đề trên thị trường mới nổi gia tăng khiến nhà đầu tư trở lại tài sản an toàn – USD.
Thật vậy, các chuyên gia phân tích chỉ ra rằng xu hướng tăng của USD là yếu tố quan trọng chịu ảnh hưởng từ các sự kiện hiện nay cũng như cuộc khủng hoảng trên thị trường mới nổi. USD tăng gần 0,25% hôm nay, phiên tăng thứ 4 trong tổng số 5 phiên.
Trong khi USD đang trở thành tài sản trú ẩn kể từ tháng 3 trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu đi, mối tương quan bẩm sinh giữa USD và các dữ liệu kinh tế không nên bỏ qua. Chi tiêu tiêu dùng mạnh, lạm phát tăng và thị trường việc làm thắt chặt đều ủng hộ việc Fed tiếp tục tăng lãi suất.
Vào thời điểm này, ngày càng khó để xác định đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả: USD mạnh lên khiến nhà đầu tư rút ra khỏi các tài sản trên thị trường mới nổi hay rủi ro trên thị trường này khiến nhà đầu tư hướng về đồng bạc xanh?
Về mặt kỹ thuật, USD đang giao dịch trong kênh tăng, tìm thấy đường hỗ trợ trên đường 100 DMA (màu xanh dương) cắt trên đường 50 DMA (màu xanh lá cây) và đang kiểm nghiệm đỉnh ngày 15/8 ở ngưỡng 97,00.
Dựa vào số liệu tăng trưởng kinh tế, USD dường như sẽ tiếp tục mạnh hơn và từ đó sẽ kéo thị trường mới nổi giảm. Câu hỏi ở đây là liệu những nhà đầu tư ở các thị trường lớn có thể học cách xem nhẹ hơn yếu tố này hay tâm lý thị trường sẽ càng trở nên xao động.
Trong một diễn biến thú vị thì dù được cho là có chuyển động nghịch hướng với dollar nhưng vàng lại cũng đang tăng kể từ khi giá giảm sâu hồi tháng 4. .
Một loại tài sản khác chịu ảnh hưởng do USD mạnh lên là dầu WTI, nguyên nhân khác nữa dẫn đến giá dầu giảm cũng có thể do dự báo về tồn kho dầu thô sẽ tăng lên 600,000 thùng.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá