📈 Bạn có nghiêm túc đầu tư trong năm 2025 không? Hãy thực hiện bước đi đầu tiên với ưu đãi giảm tới 50% từ InvestingProNhận Ưu Đãi

Theo dõi lạm phát hàng tuần: Đã đến lúc chậm lại?

Ngày đăng 13:40 05/07/2022
GPR
-

Bài viết này được viết dành riêng cho Investing.com

Chủ tịch Powell một lần nữa sẽ phát biểu trong tuần này tại Diễn đàn ECB ở Sintra, Bồ Đào Nha. Tại Sintra, Powell đã nói về vấn đề lớn nhất hiện nay:

“Chúng tôi đã sống trong thế giới mà lạm phát không phải là vấn đề. Tôi nghĩ chúng tôi đã hiểu rõ hơn rằng chúng tôi có rất ít sự hiểu biết về lạm phát sẽ đi theo hướng như thế nào”.

Nếu dùng từ “chúng tôi”, có lẽ ông ấy đang nói đến là “Fed”, thì ông ấy đã đúng. Rõ ràng, ít nhất những người chịu trách nhiệm tại Cục Dự trữ Liên bang và tại các ngân hàng trung ương lớn khác không có kinh nghiệm thực tế trong cách nhìn nhận về lạm phát. Có phần ngạc nhiên khi ông ấy thẳng thắn thừa nhận sự bối rối đó, vì trên thực tế Fed luôn đóng một tầm quan trọng trong sự tin tưởng của các nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Tuy nhiên, về điểm sau này, có lẽ lúc này Chủ tịch cảm thấy khá tự tin. Câu chuyện của tuần trước thực sự là về sự sụp đổ hoàn toàn trong kỳ vọng lạm phát mặc dù không có bằng chứng nào (ngoài việc giá xăng giảm nhẹ và một số mặt hàng thô khác yếu đi) về việc tăng giá chậm lại. Tỷ lệ hoán đổi lạm phát kỳ hạn 10 năm đã giảm 18 điểm phần trăm trong tuần. Tỷ lệ hoán đổi lạm phát hai năm giảm 40 điểm phần trăm. Và, đáng chú ý, giống như đường cong lạm phát kỳ hạn 1 năm cho thấy các nhà đầu tư nghĩ rằng lạm phát có thể thực sự đến vào một năm sau đó. (xem biểu đồ, nguồn Bloomberg với tính toán của Enduring Investments).

Sport and 1-year Inflation
 

Tỷ lệ hoán đổi lạm phát 1 năm giảm từ 5,15% xuống 4,55%. Điều này có vẻ dễ xảy ra khi lạm phát trung bình vẫn đang tăng, nhưng không có sự tính toán nào cho việc giao dịch ngắn hạn trong lạm phát. Nhưng lạm phát kỳ hạn 1 năm, kỳ hạn 1 năm tới ở mức 2,75% và sau đó, đường cong bằng phẳng ở mức khoảng 2,25%. Nói cách khác, định giá thị trường cho thấy Fed sẽ hoàn toàn có cơ hội hạ cánh, mặc dù Chủ tịch nói rằng họ thực sự không biết lạm phát hoạt động như thế nào.

Và nếu những đường cong đó là sự phản ánh đúng về kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng, và bản thân lạm phát được cố định bằng cách nào đó với kỳ vọng lạm phát, thì có lẽ chúng ta sẽ gặp may và chiếc máy bay này sẽ nhẹ nhàng lao xuống đường băng bất chấp thực tế là các phi công đang nói với chúng ta rằng họ không biết họ đang làm gì.

Đó là một góc nhìn tích cực.

Một cách giải thích khác có thể được rút ra. Có hai lý do khiến sợi dây kéo co không chuyển động tại một thời điểm nhất định. Một lý do là mọi người đều đồng ý rằng trò chơi kéo co là vô nghĩa nên không ai lôi kéo. Khả năng còn lại là hai bên đều có lực lượng rất mạnh nhưng bù lại. Có lẽ tôi không có cách nào để đánh giá xem đây có phải là tình trạng thực sự hay không, thì chúng ta chỉ có hai phe đối lập hoàn toàn và đột nhiên động lực từ cả hai phe trở nên cân bằng.

Một bên là những người (như tôi) nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát có thể sẽ giảm so với cán cân trong năm nay và sang năm 2023, nhưng không đạt được mục tiêu của Fed. Ở phía bên kia, những người nhận ra rằng chúng ta đang rơi vào thời kỳ suy thoái ngay bây giờ, hoặc sẽ suy thoái vào một thời điểm nào đó trong năm tới, và nghĩ rằng điều đó có nghĩa là lạm phát sẽ nhanh chóng giảm trở lại bình thường hoặc thậm chí giảm phát sẽ đe dọa chúng ta.

Những người nhận định rằng “suy thoái kinh tế” gần đây có vẻ đã nhận được rất nhiều dữ liệu hỗ trợ cho luận điểm của họ về tăng trưởng, ngay cả khi họ không nhận được bất kỳ dữ liệu nào hỗ trợ ý tưởng rằng giá sẽ giảm tốc (hoặc thậm chí giảm). Doanh số bán nhà đã đột ngột suy yếu, các cuộc khảo sát về sản xuất niềm tin của người tiêu dùng đang suy yếu với tốc độ chóng mặt và Fed Atlanta GDP Nowcast vào thứ Sáu đã giảm xuống mức ước tính -2,1% cho quý vừa kết thúc.

Atlanta Fed GDP Estimate

Bây giờ, tôi đang phân vân giữa kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục tăng, nhưng đồng thời tôi cũng đã hiểu rất rõ rằng suy thoái hầu như được đảm bảo khi bạn thấy giá năng lượng tăng nhanh cùng với lãi suất tăng.

Làm thế nào tôi có thể giữ cân bằng đối với cả hai quan điểm?

Chà, bởi vì tăng trưởng và lạm phát không có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và những người hiểu nhiều về lạm phát đều biết điều đó.

Tôi biết rằng mọi người nghĩ tăng trưởng vượt mức gây ra lạm phát. Tôi biết những mô hình mà tất cả chúng ta được dạy ở đại học và sau đại học đều cho rằng điều đó là đúng. Nhưng đây là bằng chứng. Các quan sát hàng quý từ năm 1970, sử dụng độ trễ rõ ràng nhất của tăng trưởng (GDP thực) so với lạm phát cốt lõi (Core CPI). Bình phương R là 0,075. Nếu bạn chỉ nhìn vào những năm 1970-1992, bình phương R có thể lên tới 0,121. Lưu ý rằng có rất nhiều thời kỳ mà tăng trưởng, chẳng hạn như 0,5% hàng năm hoặc thấp hơn, nhưng lạm phát cơ bản ở mức hoặc trên 4%. Trên thực tế, lạm phát cơ bản trung bình cho tất cả các quý tăng trưởng chậm hoặc âm như vậy là 3,5%.

GDP Vs. Core CPI
 

Nhìn nhận lại

Hãy chơi một trò chơi có tên “Phải làm gì nếu bạn biết rằng bạn không biết nó hoạt động như thế nào”.

Giả sử bạn đối đầu với một cỗ máy lớn, phức tạp. Tuy nhiên, chỉ có hai hoặc ba điều khiển trên đó và một điều bạn biết chắc là “chúng tôi không biết cách thức hoạt động của cỗ máy này”. Máy chạy rất nhanh, và có vẻ như nó đang quá nóng và bạn cần phải dừng lại. Bạn sẽ làm gì?

Nếu bạn thực sự không biết nó hoạt động như thế nào, thì việc quyết định làm gì đó có khả năng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn hoặc giúp nó tốt hơn. Nhưng nếu bạn không làm gì, thì máy sẽ quá nóng!

Điều bạn thực sự nên làm, có lẽ là hỏi một người biết họ đang làm gì. Nhưng nếu không có một người nào hiểu rõ như vậy, thì một cách tiếp cận hợp lý khác sẽ là thử từng bước nhỏ, đánh giá hiệu quả, sau đó điều chỉnh nhiều hơn hoặc ít hơn đó. Nếu có một mặt số, hãy xoay nó một chút sang phải, sau đó dựa trên những gì xảy ra, hãy xoay nó nhiều hơn sang phải hoặc đảo ngược nó sang trái. Những gì bạn có thể sẽ không muốn làm là xé toạc mặt số sang một bên và tiếp tục quay nó trước khi bạn biết điều gì xảy ra.

Đó là những gì Fed đang làm, một cách hiệu quả. Tôi đã lưu ý gần đây rằng chính sách tiền tệ hiện đang mang tính thử nghiệm vì chưa bao giờ ngân hàng trung ương phải cố gắng kiềm chế lạm phát có ý nghĩa chỉ với lãi suất. Với tôi, có vẻ điên rồ khi các nhà hoạch định chính sách đã chọn hành động với tốc độ nhanh khi không xác định được hướng đi chính xác. Những tôi không nghĩ rằng Fed thực sự nghĩ rằng họ không biết. Họ có thể nói “chúng tôi không hiểu về lạm phát” để những sai sót trong quá khứ của họ (ví dụ: “tạm thời”) có vẻ không quá nghiêm trọng – nhưng họ đang cư xử như thể họ rất tự tin vào những gì họ đang làm.

Nếu đúng như vậy, thì họ rút ra thông điệp gì trong vài tuần qua? Thị trường tài sản liên quan đến tăng trưởng đã giảm (8,5% cổ phiếu, 10,4% hàng hóa), bản thân tăng trưởng kinh tế dường như đang suy yếu và kỳ vọng lạm phát (ít nhất là các biện pháp dựa trên thị trường) báo hiệu mạnh mẽ rằng lạm phát đang được kiểm soát. Các chủ ngân hàng trung ương có thể kết luận rằng đây là những dấu hiệu cho thấy cuộc chiến lạm phát sắp kết thúc sớm hơn họ nghĩ, và do đó họ có thể giảm tốc và thắt chặt chậm hơn. Điều thú vị là đây cũng là cách tiếp cận chính xác nếu các nhà hoạch định chính sách nhận ra rằng họ không thực sự hiểu về lạm phát và vì vậy việc chờ đợi xem điều gì xảy ra do kết quả từ các hành động trước đó có một số giá trị cố hữu.

Dù bằng cách nào, họ gần như chắc chắn đã sai – cuộc chiến lạm phát vẫn chưa kết thúc. Nhưng nếu họ sai, thì có lẽ sẽ tốt hơn hết là họ nên sai một cách từ từ.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.