Bất kể bạn thích cà phê frappuccino hoặc latte vị bí đỏ như thế nào, nếu bạn là nhà đầu tư của Starbucks (NASDAQ:SBUX), diễn biến cổ phiếu gần đây của công ty không quá ấn tượng.
Sau khi chạm đạt mức cao kỷ lục trong nhiều năm, khoảng $65 hồi tháng 5/2017, kể từ đó, cổ phiếu Starbucks đã giảm 17%. Trong một năm vừa qua, Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 18%, cổ phiếu Starbucks trong khi đó giảm khoảng 2%.
Tăng trưởng trì trệ, Sáng kiến mới
Yếu tố chính khiến cổ phiếu giảm là tăng trưởng trì trệ tại 14.000+ cửa hàng ở Mỹ khi nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tăng mạnh. Điều này xảy ra ngay cả khi người tiêu dùng Mỹ có nhiều tiền để chi tiêu vào những mặt hàng đồ uống nóng và lạnh cao cấp hơn. Năm nay, niềm tin người tiêu dùng được cải thiện và tăng trưởng tiền lương mạnh hơn khiến nhiều chuỗi thực phẩm báo cáo lợi nhuận khá ấn tượng.
Ngược lại, đối với cổ đông của Starbucks, họ đã đi vào ngõ cụt. Dường như các chiến lược mới vẫn chưa hiệu quả, ít nhất trong tương lai gần. Tăng trưởng doanh số các cửa hàng trên toàn cầu Quý 3/2018 là 1%, phù hợp với dự báo đáng thất vọng công bố trong tháng 6.
Sự yếu kém này cho thấy công ty đang mất dần vị thế là nhà bán lẻ thực phẩm hàng đầu mà đã từng tăng trưởng hơn 20% trong nhiều năm. Kế hoạch cải cách của công ty cũng cho thấy quá khứ đã đi qua và không còn màu mỡ ở các khu vực trung tâm ở Mỹ, nơi từng tạo ra tăng trưởng đáng kể cho Starbucks thời gian qua.
Tháng 6 vừa qua, Starbucks công bố họ sẽ đóng cửa 150 cửa hàng trong năm tới, gấp 3 lần số cửa hàng trước đây họ đã đóng cửa. Trong kế hoạch mới, khu vực ngoại ô của Mỹ và Trung Quốc sẽ là 2 địa điểm trọng yếu tạo ra tăng trưởng trong tương lai của Starbucks.
Công ty dự báo hơn 80% tăng trưởng trong vài năm tới sẽ đến từ khu vực ngoại ô ở trung tâm hoặc phía Nam nước Mỹ. Starbucks có một vài sáng kiến có thể cải thiện doanh số yếu kém như hiện nay như cung cấp nhiều loại đồ uống lạnh đa dạng hơn, cải tiến chương trình phần thưởng cho khách hàng và tăng quảng cáo điện tử qua ứng dụng điện thoại di động của họ. Cong ty cho rằng những nỗ lực này sẽ đóng góp 1-2% vào doanh số bán hàng tại Mỹ năm 2019.
Mặt khác, Trung Quốc cũng là địa điểm quan trọng trong chiến lược của Starbucks. Công cho rằng doanh thu sẽ tăng gấp 3 lần từ đây trong vòng 5 năm tới.
Quyết định khó khăn: Giữ hay Bán?
Đối với nhà đầu tư lâu dài của Starbucks, đây là thời điểm khó khăn để quyết định liệu nên giữ khi các vấn đề của công ty đang được cải tổ hay chốt lời sau khi công ty đã tăng gần 600% trong gần 10 năm qua. Có ai đoán được kế hoạch cải cách của Starbucks sẽ thành công hay không?
Theo quan điểm của chúng tôi, công ty cần thay đổi mạnh mô hình kinh doanh như đã nêu trong chiến lược của họ, biến nó trở thành một điểm đến để ăn trưa hay vì chỉ là một nơi để uống cà phê và một vài thức uống có đường. Thực vậy, đây là thách thức đối với các công ty đồ uống trên toàn cầu như Coca Cola (NYSE:KO), vì việc thay đổi sở thích người tiêu dùng ở những nền kinh tế tiên tiến liên quan đến nhận thức của họ về sức khoẻ nhiều hơn.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cổ phiếu Starbucks không còn hấp dẫn. Khi công ty trưởng thành và bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm, đây là thời điểm nó trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với nhà đầu tư tìm kiếm nguồn thu nhập ổn định qua cổ tức hàng năm.
Về số liệu này, chúng tôi đặc biệt thích Starbucks. Công ty liên tục gia tăng tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt cho nhà đầu tư sau hàng thập kỷ tăng trưởng nóng. Hiếm khi tìm thấy được tỷ lệ cổ tức dưới 3% mà đưa ra mức tăng trưởng cổ tức hấp dẫn như vậy. Trong 3 năm vừa qua, Starbucks đã trả lãi suất cổ tức trung bình 24,4% với tỷ lệ chi trả chỉ dưới 36%, và tốc độ này dường như sẽ không giảm.
Khi nói về chiến lược trong dài hạn hồi tháng 6, Starbucks công bố họ sẽ dành 25 tỷ USD tiền mặt trả cho cổ đông dưới hình thức mua lại cổ phiếu và cổ tức cho đến năm 2020. Điều này cho thấy họ đã tăng 10 tỷ USD so với lần công bố trước đó hồi tháng 11 năm ngoái.
Lời kết
Ý kiến của những chuyên gia về việc liệu Starbucks có hồi phục không phụ thuộc vào cổ tức của họ. Công ty có thể có chiến lược cải cách tốt nếu bạn đồng ý với CEO trước của công ty và Chủ tịch Howard Schultz, người cho rằng cổ phiếu Starbucks “đang rẻ và dưới giá trị thực”. Quan điểm của tôi là Starbucks đang đi vào mô hình “tạo ra tiền mặt” – là một cổ phiếu cho bạn lợi nhuận do mức chi trả cổ tức cao của họ.