Từ tháng 4 đến tháng 6, đồng bạc xanh tăng 5% so với đồng Bảng và Đôla Niu di lân. Nó cũng tăng khoảng 3-5% so với euro, Đôla Úc, yên Nhật và franc Thuỵ Sĩ. Nếu xét về trọng số, chỉ số USD tăng lên mức cao nhất trong gần 12 tháng, đánh dấu là quý có diễn biến tốt nhất và đầu tiên tăng giá kể từ Q4/2016. Do đó, Đôla Úc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017 và Đôla Niu di lân giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu USD có tiếp tục tăng hay ổn định và bắt đầu giảm trong quý 3?
Để trả lời câu hỏi này, điều quan trọng là phải nhận ra 2 yếu tố chính thúc đẩy sức mạnh USD trong Q2: đó là Fed quyết định tăng lãi suất 50 điểm cơ bản và mối đe doạ về chiến tranh thương mại. Mối đe doạ này đã trở thành sự thực và dự kiến sẽ trầm trọng hơn trong Q3. Fed cũng dự kiến tăng lãi suất ít nhất 1 lần nữa và có thể 2 lần trong năm nay, vì vậy động lực khiến USD tăng giá sẽ không biến mất trong Q3. Các yếu tố về chính trị và tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến diễn biến tiền tệ và cho đến khi có dấu hiệu thay đổi, nhà đầu tư sẽ vẫn tiếp tục mua vào USD. Hiện nay, Tổng thống Trump vẫn thường xuyên thay đổi, và khả năng này vẫn không hề giảm đi.
USD
Rà soát dữ liệu
- Doanh số bán nhà mới 6,7% so với dự kiến 0,8%
- Niềm tin người tiêu dùng 126,4 so với dự kiến 128
- Hàng tồn kho bán buôn 0,5% so với dự kiến 0,2%
- Cán cân thương mại -64,8 tỷ USD so với dự kiến -69,0 tỷ USD
- Số đơn hàng lâu bền -0,6% so với dự kiến -1,0%
- Hàng lâu bền không bao gồm vận chuyển -0,3% so với dự kiến 0,5%
- Doanh số bán nhà chờ -0,5%. so với dự kiến 0,5%
- GDP hàng năm (theo quý) 2.0% so với dự kiến 2.2%
- Tiêu dùng cá nhân 0,9% so với dự kiến 1,0%
- Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (theo quý) 2,3% so với dự kiến 2,3%
- Chi tiêu cá nhân 0,2% so với dự kiến 0,4%
- Thu nhập cá nhân 0,4% so với dự kiến 0,4%
- Chi tiêu cá nhân thực 0,0% so với dự kiến 0,2%
- Thiểu phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân 0,2% so với dự kiến 0,2%
- Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi 0,2% so với dự kiến 0,2%
- Chỉ số PMI Chicago 64,1 so với dự kiến 60,0
- Chỉ số Tâm lý của Đại học Michigan 98,2 so với dự kiến 99,0
- Chỉ số điều kiện hiện tại của Đại học Michigan 116,5 so với trước đó 117,9
- Chỉ số dự kiến của Đại học Michigan 86,3 so với dự trước đó 87,4
Xem trước dữ liệu
- Chỉ số sản xuất ISM – Chỉ số Fed bang Philly yếu hơn bù đắp chỉ số PMI tại Chicago mạnh hơn
- Thay đổi việc làm ADP – ADP quan trọng nhưng khó dự báo
- Chỉ số phi sản xuất ISM Chỉ số hợp nhất – Sẽ phải xem chỉ giá sản xuất ISM nhưng có khả năng tăng nhẹ
- Biên bản họp của FOMC – Có thể là thông tin tích cực với USD nhưng khó dự báo
- Bảng lương phi nông nghiệp – Bảng lương phi nông nghiệp là dữ liệu khiến thị trường chuyển động và số liệu dự kiến sẽ tăng nhẹ hoặc tích cực đối với USD
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 109,50
- Kháng cự 112,00
Đợt tăng mạnh của đồng USD lần này không liên quan với số liệu báo cáo khi mà chỉ số niềm tin người dùng giảm trong tháng 6 đồng thời giá nhà cũng giảm; mặc dù doanh số bán nhà mới tăng, hợp đồng chờ giảm và đơn hàng giá trị lâu bền cũng tiếp tục giảm. Tiêu dùng cá nhân cũng sụt giảm so với dự báo trong tháng 5 nhưng nhà đầu tư dường như bỏ qua tất cả các số liệu báo cáo này vì theo họ những con số này không có ảnh hưởng lớn đến vòng thắt chặt tới. Thay vào đó, đầu tuần, tâm lý né tránh rủi ro đã đẩy giá USD lên cao. Điểm đáng lưu ý nhất trong tuần qua chính là sự mất giá của đồng tệ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ đồng tiền của họ và chấp nhận để cho đồng tiền này giảm giá sâu nhất trong vòng 6 tháng. Nếu chỉ tính trong ngày, thì đồng tiền này đã có phiên giảm điểm nhiều nhất kể từ tháng 8 2015. Động thái này gây ra làn sóng lo sợ trong thị trường tài chính khi nhà đầu tư cho rằng đây là phản ứng đối với chính sách áp thuế của Mỹ. Và làn sóng tiêu cực này có thể sẽ lan rộng ra thị trường cả khu vực. Tuy nhiên, giao dịch không phải là nguyên nhân duy nhất khiến đồng Tệ yếu đi mà tăng trưởng kinh tế Trung quốc cũng đang chậm lại còn thị trường cổ phiếu của họ thì cũng đang bước vào khu vực giảm điểm. Mặc dù Trump đã thả lỏng cho đầu tư của Trung Quốc, tuy nhiên Trump vẫn đặt nhiều quan tâm vào vấn đề ăn cắp công nghệ và sẽ bắt đầu áp thuế từ 6/7/2018. Chủ tịch Tập Cận Bình trấn an người dân cùng các bộ ban ngành rằng họ sẽ đáp trả tương xứng. Nhiều báo cáo sẽ được công bố trong tuần này, tuy nhiên tăng trưởng việc làm sẽ không phải là vấn đề đáng quan ngại khi mà tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong vòng 48 năm. Trừ phi dữ liệu rất đáng báo động, còn không báo cáo kinh tế Mỹ tuần này sẽ nhắc lại một lần nữa Fed là ngân hàng trung ương duy nhất tăng lãi suất và chu kỳ thắt chặt sẽ không tăng cho đến tận giữa 2019. Báo cáo mới nhất của ISM và biên bản họp FOMC cũng sẽ được công bố, nhưng với tuần giao dịch trước mắt (thị trường Mỹ sẽ đóng cửa vào thứ Tư) thì căng thẳng thương mại và tâm lý lo ngại sẽ bao phủ.
Bảng Anh
Rà soát dữ liệu
- Giá nhà nội địa 0,5% so với dự kiến 0,2%
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng GfK -9 so với dự kiến -7
- Tín dụng tiêu dùng ròng 1,4 tỷ so với dự kiến 1,5 tỷ
- Cho vay ròng mua nhà 3,86 tỷ so với dự kiến 3,8 tỷ
- Số đơn chấp nhận khoản vay mua nhà 64,5k so với dự kiến 62,2k
- Cán cân vãng lai -17,72 tỷ so với dự kiến -18,0 tỷ
- Điều chỉnh GDP Q1 (theo quý) 0,2% so với dự kiến 0,1%
Xem trước dữ liệu
- Chỉ số PMI sản xuất – Có khả năng tăng do chỉ số CBI tăng mạnh
- Chỉ số PMI hợp nhất về dịch vụ – Cần xem chỉ số PMI sản xuất như thế nào nhưng có khả năng tốt hơn do BoE khá lạc
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1,3000
- Kháng cự 1,300
Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi đồng Bảng có diễn biến khá yếu. Các cuộc đàm phán Brexit không tốt đẹp nhưng điều này không phải là mới và đã có trở ngại lớn trong tuần trước. Tuy nhiên, bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2017. Phần lớn động thái này là do sự suy yếu của USD nhưng loại tiền tệ cũng giảm xuống mức thấp nhất so với euro trong 3 tháng. Không có báo cáo kinh tế chủ chốt nào của Anh được công bố và dữ liệu đáng trông chờ nhất (điều chỉnh GDP Q1) thì tốt hơn kỳ vọng. Thống đốc Ngân hàng Anh Carney không đề cập đến chính sách tiền tệ trong bài phát biểu của ông tuần trước trong khi các thành viên BoE Cunliffe bày tỏ quan ngại về nợ nần của các hộ gia đình và thành viên sắp tham gia Boe Haskel cho rằng sẽ không vội vàng tăng lãi suất. Không có câu hỏi rằng BoE sẽ là ngân hàng trung ương chủ chốt sắp tới sẽ thắt chặt chính sách. Liệu bảng Anh có tiếp tục giảm giá hay đã tạo đáy trước các báo cáo kinh tế trong tuần này. Các chỉ số PMI sản xuât, dịch vụ cà xây dựng sẽ được công bố - nếu 2 trong 3 báo cáo này cho thấy nền kinh tế cải thiện, cặp GBP/USD sẽ phục hồi trong ngày thứ 6 và tiến về ngưỡng 1,33.
Euro
Rà soát dữ liệu
- Môi trường kinh doanh IFO của Đức 101,8 so với dự kiến 101,8
- Kỳ vọng IFO của Đức 98,6 so với dự kiến 98,0
- Đánh giá hiện tại IFO của Đức 105,1 so với dự kiến 105,6
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng GfK của Đức 10,7 so với dự kiến 10,6
- Điểm tin kinh tế của ECB: Nhấn mạnh rủi ro các hoạt động toàn cầu đối với xu hướng giảm trong trung hạn
- Chỉ số niềm tin kinh tế của khu vực Châu Âu 112,3 so với dự kiến 112,0
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của khu vực Châu Âu -0,5 so với dự kiến -0,5
- Chỉ số CPI của Đức 0,1% so với dự kiến 0,2%
- Doanh số bán lẻ của Đức -2,1% so với dự kiến -0,5%
- Thay đổi thất nghiệp của Đức -15k so với dự kiến -8k
- Tỷ lệ thất nghiệp của Đức Rate 5,2% so với dự kiến 5,2%
- Chỉ số CPI lõi (theo năm) của khu vực Châu Âu 1,0% so với dự kiến 1,0%
- Chỉ số CPI ước tính (theo năm) của khu vực Châu Âu 2,0% so với dự kiến 2,0%
Xem trước dữ liệu
- Điều chỉnh chỉ số PMI sản xuất của Đức và khu vực Châu Âu – Thay đổi thì khó dự báo, nhưng nếu có, điều này sẽ ảnh hưởng đến EUR
- Chỉ số PPI và tỷ lệ thất nghiệp của khu vực Châu Âu – Có khả năng tăng do chỉ số PPI của Đức và Pháp mạnh hơn
- Doanh số bán lẻ của khu vực Châu Âu – Có khả năng giảm so doanh số bán lẻ của Đức rất yếu, chi tiêu của Pháp thì mạnh hơn
- Điều chỉnh chỉ số PMI dịch vụ và hợp nhất của Đức and khu vực Châu Âu Services and Composite – Thay đổi thì khó dự báo, nhưng nếu có, điều này sẽ ảnh hưởng đến EUR
- Sản xuất công nghiệp của Đức – Sẽ cập nhật sau khi có số lượng nhà máy nhưng hoạt động sản xuất đang yếu hơn
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1,1500
- Kháng cự 1,1800
Angela Merkel cuối cùng đã đạt được thoả thuận có thể giữ lại ghế Thủ tướng. Thoả thuận vội vã vẫn đủ để thoả mãn Hiệp hội xã hội Thiên chúa giáo. Các điều khoản của thoả thuận vẫn còn mơ hồ với lời hứa sẽ tạo ra các trung tâm di cư xử lý dân tị nạn một cách tự nguyện, nhưng ch đến nay, không có điều nào đưa ra vấn đề đất nước nào sẽ tổ chức trung tâm này và cần phải làm gì tiếp theo. Tuy nhiên, điều này dường như là nỗ lực của Châu Âu để giải quyết vấn đề theo một cách tiêu chuẩn hoá thay vì các cách tiếp cận đặc biệt như hiện tại. Vấn đề này đưa ra nguy cơ phá hoại liên minh của Merkel và sẽ là một cuộc thử nghiệm nghiêm trọng đối với Châu Âu nói chung. Các nhà đầu tư cổ vũ thông tin nói chung bằng cách đưa cặp EUR/USD lên cao vào cuối tuần trước. Bước tiếp theo đối với Merkel và người đứng đầu CSU là quyết định liệu họ có chấp nhận thoả thuận Brussels hay không. Nếu có, điều này khó thể hiện EUR/USD chạm đáy trong ngắn hạn. Tuy nhiên các chính sách tiền tệ hoà bình và dữ liệu không quá khả khả quan (theo báo cáo mới nhất chỉ số niềm tin doanh nghiệp và doanh số bán lẻ đều giảm ở Đức) sẽ khiến thị trường bán ở mức 1,1750 và 1,18. Không có báo cáo kinh tế chủ chốt nào về thị trường Châu Âu trong tuần này, cặp EUR/USD có thể tiếp tục tăng lên ngưỡng 1,18 nếu Merkel và người đứng đầu CSU Seehofer chấp thuận các điều khoản của thoả thuận Brussels.
AUD, NZD, CAD
Rà soát dữ liệu
Úc
- Không có dữ liệu
Niu di lân
- RBNZ quyết định không đổi lãi suất, giọng điệu khá hoà bình
- Cán cân thương mại 294 triệu so với dự kiến 100 triệu
- ANZ Chỉ số niềm tin doanh nghiệp -39,0 so với trước đó -27,2
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng -0,8% so với trước đó 0,4%
- Tỷ lệ cấp phép xây dựng 7,1% so với trước đó -3,6%
Canada
- GDP 0,1% so với dự kiến 0,0%
Xem trước dữ liệu
Úc
- RBA Quyết định lãi suất – Ở mức trung bình do số liệu Trung Quốc yếu và căng thẳng thương mại
- Chỉ số PMI sản xuất – Có khả năng yếu hơn do tăng trưởng Trung Quốc chậm lại
- Chỉ số PMI dịch vụ, Cán cân thương mại, Doanh số bán lẻ – phải xem xét chỉ số PMI sản xuất
Niu di lân
- Không có dữ liệu
Canada
- Xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế, Báo cáo việc làm và chỉ số IVEY PMI – thị trường việc làm của CAD là yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nhưng công bố trước chỉ số PMI IVEY nên khó dự báo
Trong tuần qua, loại tiền tệ có diễn biến tệ nhất là Đôla Niu di lân. Cặp NZD/USD giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm trong bối cảnh thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng dự trữ Niu di lân (RBNZ) và USD tăng. Lãi suất ở mức thấp kỷ lục 1,75% mặc dù Thống đốc RBNZ Orr cho biết “tỷ lệ tiền mặt chính thức sẽ ổn định ở mức 1,75%” thay vì “trong một thời gian”. Đôla Niu di lân giảm xuống mức thấp mới. Khi bỏ dự báo thời gian về tương lai, Orr đang đưa tín hiệu rằng lãi suất có thể thay đổi và câu hỏi duy nhất là hướng của nó là gì. Dựa vào diễn biến của đôla Niu di lân, nhà đầu tư cược rằng động thái tiếp theo của RBNZ là cắt giảm lãi suất do nửa còn lại của tuyên bố thì vẫn khá là hoà bình. Cảm giác của họ là đúng vì chính xác điều RBNZ muốn chúng ta nghĩ rằng họ đang thấy có nhiều dư địa trống trong nền kinh tế. Điều đáng quan tâm là triển vọng kinh tế toàn cầu và xuất khẩu thấp hơn và chi tiêu chính phủ đang yếu dần. Đôla Niu di lân có thể bị bán quá mạnh nhưng nó sẽ vẫn giảm so với các đồng tiền chính khác.
Trong khi đó, đôla Úc sẽ là tâm điểm trong tuần này do Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) sẽ công bố quyết định chính sách tiền tệ. Lần cuối RBA họp, họ tái khẳng định họ đang thiên về xu hướng trung lập. Kể từ đó, chúng tôi thấy không có thay đổi nhiều trong nền kinh tế Úc một phần cũng do có ít số liệu kinh tế hơn. Kỳ vọng lạm phát tiêu dùng tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm và tăng trưởng Q1 đã tăng. Tuy nhiên, tăng trưởng việc làm toàn thời gian chậm lại, thặng dư thương mại thu hẹp và chỉ số niềm tin doanh nghiệp giảm. Quan trọng nhất, Trung Quốc báo cáo dữ liệu yếu hơn và nhân dân tệ giảm giá mạnh – đây là 2 yếu tố gây nguy hiểm đến triển vọng nền kinh tế Úc. Chúng tôi cho rằng rất khó để RBA thấy lạc quan và họ cho rằng vẫn nên để Đôla Úc chịu áp lực. Mặc dù cặp AUD/USD cũng bị ảnh hưởng về mức độ quan tâm của thị trường, đà tăng của nó sẽ vẫn bị hạn chế.
Đôla Canada cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 1 năm vào tuần trước nhưng tăng trưởng GDP đã vượt qua kỳ vọng, giá dầu tăng và lãi suất trái phiếu Canada tăng lên, xu hướng đang chuyển hướng về phía đồng loonie. Sau khi tích luỹ trong khoảng 1,3260 và 1,3385 trong 7 phiên giao dịch, cặp USD/CAD đã bị phá xu hướng vào thứ 5 tuần trước và kéo dài thiệt hại trong phiên thứ 6. Việc xoay chuyển này đặc biệt quan trọng do nó xảy ra vào ngày sau khi cặp này chạm mức cao nhất kể từ tháng 6/2017. Sự vội vã của bên bán là do ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Poloz. Nhà đầu tư quan ngại về vấn đề thươn gmaij và các quy tắc cho vay nhà mới nhưng nhìn chung, quan điểm của ông là “thị trường đã hiểu tuyên bố khá táo bạo của họ trong tháng 5”. Thoả thuận NAFTA vẫn là một rủi ro và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Canada vẫn tiếp tục nhưng việc loonie bị quá bán mạnh mẽ đang giảm dần. Miễn là lãi suất trái phiếu Canada tiếp tục phục hồi và giá dầu giảm xuống mức 70 USD/thùng, chúng ta thấy cặp USD/CAD giảm xuống dưới mức 1,30. Không có báo cáo kinh tế chủ chốt nào về thị trường Canada công bố trong tuần này cho đến cuối tuần khi chỉ số PMI IVEY tháng 6 và các báo cáo về việc làm được công bố cùng dữ liệu cán cân thương mại tháng 5. Ngày thứ 6 sẽ là một phiên quan trọng đối với USD/CAD.