Đã gần bảy tuần kể từ khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử của OPEC+. Sắp tới đây, OPEC + sẽ tiến hành một cuộc họp khác vào ngày 9 và 10 tháng Sáu.
Vào ngày 12 tháng 4, các thành viên OPEC + đã đồng ý cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6. Kể từ đó, sản lượng dầu từ hầu hết các nhà sản xuất lớn nhất như Ả Rập Xê Út, Kuwait, UAE, Nigeria, Kazakhstan và Nga đã giảm. (Iraq, cam kết cắt giảm 1 triệu sản lượng, nhưng chỉ thực hiện một phần nhỏ so với thỏa thuận).
Sản lượng dầu từ các nhà sản xuất không thuộc OPEC + cũng giảm, đáng chú ý nhất là từ Hoa Kỳ, với ước tính rằng 2,3 triệu thùng/ngày đã được cắt giảm kể mức đỉnh 13,2 triệu thùng/ngày vào tháng 3.
Mặc dù thỏa thuận đã được thực hiện, giá dầu vẫn tiếp tục giảm. Giá dầu hiện nay mới chỉ tăng được lên trên mức tháng tư. Trên thực tế, giá của dầu Brent có mức lãi ròng chỉ khoảng 4 đô la/thùng kể từ ngày 12 tháng 4. Vì vậy, mặc dù việc các nước thực hiện cam kết của mình là rất đáng khích lệ, nhưng có thể thấy thỏa thuận OPEC+ đã không thực sự thành công. Thỏa thuận tháng 4 chỉ giúp làm chậm mức giảm của giá dầu sau cuộc họp thất bại vào tháng 3.
Giá dầu Brent hàng ngày
Vào ngày 10 tháng 6, OPEC + sẽ họp để đánh giá tiến độ thực hiện cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày. (OPEC sẽ tổ chức cuộc họp thông qua web). Thỏa thuận ngày 12 tháng 4 bao gồm kế hoạch gia tăng 2 triệu thùng trở lại bắt đầu từ ngày 1 tháng Bảy. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể bị thay đổi tại cuộc họp ngày 10 tháng 6 nếu OPEC+ cho rằng cần phải tiếp tục cắt giảm để cân bằng thị trường.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu OPEC + sẽ tiến hành tăng sản xuất trở lại hay tiếp tục thực hiện các cắt giảm. Tôi cho rằng OPEC+ sẽ tăng sản lượng kể từ tháng Bảy.
(Nhớ lại rằng Ả Rập Xê Út, UAE và Kuwait cũng đã cam kết cùng nhau giảm 1,8 triệu thùng/ngày trong các đợt cắt giảm sản lượng bổ sung cho tháng Sáu. Những đợt cắt giảm tháng Sáu này nằm ngoài kế hoạch cắt giảm theo yêu cầu của OPEC +. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu các quốc gia có tiếp tục thực hiện những cắt giảm này.)
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là đến cuộc họp tiếp theo, nhưng có vẻ như kết quả của cuộc họp lần này sẽ tương tự như cuộc họp tháng Ba - cuộc họp đã dẫn đến rạn nứt giữa Nga và Ả Rập Xê Út.
Hãy nhớ rằng vào cuối tháng 2, Nga hoàn toàn phản đối cắt giảm sâu hơn tại cuộc họp OPEC+ tháng 3, nhưng Ả Rập Xê Út vẫn khăng khăng thúc đẩy cắt giảm sản lượng. Cuộc họp đã kết thúc với việc Ả Rập Xê Út quyết định trả đũa Nga bằng cách đẩy mạnh sản xuất và khiến giá giảm 30%.
Tuần này, Nga cho biết họ ủng hộ kế hoạch tăng sản lượng bắt đầu từ ngày 1 tháng 7. Báo cáo từ Bloomberg cho biết Ả Rập Xê Út không đồng ý với việc tăng sản xuất, mà thay vào đó muốn gia hạn kế hoạch cắt giảm hiện tại.
Bất đồng công khai giữa Ả Rập Xê Út và Nga sẽ là thảm họa đối với giá dầu. Giá dầu Brent chỉ còn cách mức thấp ngày 5 tháng Ba 10 đô la và một cuộc họp OPEC+ có thể sẽ xóa đi hoàn toàn những nỗ lực giá dầu đã đạt được kể từ mức thấp vào ngày 12 tháng 4.
Tuy nhiên, có vẻ như Ả Rập Xê Út không muốn lặp lại những bước đi sai lầm trước đây. Tại cuộc họp OPEC + tháng 3, Ả Rập Xê Út đã luôn bày tỏ rõ quan điểm của mình rằng OPEC+ cần phải cắt giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày mặc dù họ biết rằng Nga không muốn gia hạn cắt giảm.
Lần này, Ả Rập Xê Út chưa bày tỏ quan điểm của mình. Sau khi tin tức về việc Nga muốn tăng sản lượng được công bố, thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đã gọi cho tổng thống Nga Vladimir Putin. Nga sau đó đã tuyên bố rằng hai bên vẫn đồng ý tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau về chính sách sản xuất dầu mỏ.
Câu nói này không có nghĩa là Nga và Ả Rập Xê Út đang ở cùng một quan điểm về sản xuất dầu, nhưng nó tiết lộ rằng lần này Ả Rập Xê Út đang ưu tiên hợp tác Nga và OPEC +. Mặc dù vào tháng 3, Ả Rập Xê Út sẵn sàng đánh cược và tối đa hóa sản lượng dầu của mình để tăng doanh thu, Ả Rập Xê Út có lẽ không còn quá tự tin vào chiến lược này như trước đây. Nói cách khác, Ả Rập Xê Út sẵn sàng làm nhiều hơn thế nữa, bao gồm cả việc tăng sản xuất, hay cắt giảm và mất thị phần cho Châu Á, chỉ để giữ cho OPEC + nguyên vẹn và làm hài lòng thị trường.