- Khoảng 165 công ty thuộc S&P 500 sẽ công bố kết quả kinh doanh trong tuần tới
- Chứng khoán và trái phiếu kho bạc cùng tăng
- 4:00: Đức - Chỉ số Môi Trường Kinh Doanh Ifo của Đức: dự kiến sẽ tăng từ 101,8 lên 102,1.
- 10:00: Mỹ - Doanh số bán nhà mới: tăng từ 769 nghìn lên 800 nghìn.
- 8:30: Mỹ - Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền lõi: dự kiến sẽ tăng từ 0,3% lên 0,8%.
- 10:00: Mỹ - Chỉ số niềm tin tiêu dùng: dự báo giảm từ 127,3 xuống 124,1.
- 21:30: Úc - CPI: có thể tăng lên 0,7% từ 0,6% theo quý và tăng lên 3,8% từ 1,1% theo năm.
- 8:30: Canada - CPI cốt lõi: có khả năng giữ nguyên ở mức 0,4%.
- 10:30: Mỹ - Tồn Kho Dầu Thô: báo cáo trước cho thấy mức tăng 2,108 triệu Bbl.
- 14:00: Mỹ - Quyết định lãi suất của Fed, Thông báo của FOMC: ngân hàng trung ương dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức 0,25%.
- 3:55: Đức - Báo cáo Thay đổi thất nghiệp: dự đoán sẽ tăng lên -25 nghìn từ -38 nghìn.
- 8:30: Mỹ - GDP: dự báo tăng từ 6,4% theo quý lên 8,6%.
- 8:30: Mỹ - Báo cáo trợ cấp thất nghiệp lần đầu: con số tuần trước gây thất vọng, đạt 419 nghìn.
- 10:00: Mỹ - Doanh số bán nhà đang chờ xử lý: giảm từ 8,0% xuống 0,5%.
- 2:00: Đức - GDP: dự đoán sẽ tăng từ -1,8% lên 2,0%.
- 5:00: Khu vực đồng tiền chung Châu Âu - CPI: dự kiến sẽ tăng lên 2,0% từ 1,9%.
- 8:30: Canada - GDP: có khả năng duy trì ở mức -0,3% so với tháng trước.
- 21:00: Trung Quốc - PMI Sản xuất: dự đoán sẽ giảm từ 50,9 xuống 50,8.
Thị trường vào tuần trước bắt đầu với lo ngại rằng lạm phát và đại dịch vẫn đang lan rộng sẽ làm giảm tốc độ phục hồi kinh tế được mong đợi nhiều tại Mỹ. Tuy nhiên, năm ngày sau, thị trường chứng khoán kết thúc tuần với một loạt các mức cao kỷ lục mới vào thứ Sáu, cũng như Chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng cửa trên 35000, khi các báo cáo kết quả kinh doanh xuất sắc của các công ty được công bố.
Với việc các công ty có mức vốn hoá lớn như Microsoft (NASDAQ: MSFT), Alphabet (NASDAQ: GOOGL), Tesla (NASDAQ: TSLA), Apple (NASDAQ : AAPL), Boeing (NYSE: BA), Amazon (NASDAQ: AMZN) và Caterpillar (NYSE: CAT) sẽ công bố báo cáo thu nhập trong tuần này, các nhà đầu tư có thể sẽ vẫn tiếp tục tập trung vào báo cáo thu nhập hơn là lo ngại về phục hồi kinh tế hoặc đại dịch.
Tuy nhiên, với một cuộc họp báo của FOMC vào thứ Tư sau cuộc họp hàng tháng của Fed, các thị trường sẽ cẩn thận chú ý đến bất kỳ thay đổi hoặc khác biệt nào trong động thái sắp tới của Fed.
Tất cả bốn chỉ số chính của Hoa Kỳ — S&P 500, NASDAQ, Russell 2000 và Dow Jones— đã kết thúc tuần ở những mức cao, tuy nhiên Russell chỉ chứng kiến mức tăng 1% trong tuần trước. Russell 2000 bao gồm các công ty trong nước có vốn hoá nhỏ là đại diện tiêu biểu nhất cho các cổ phiếu giá trị được kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn khi nền kinh tế phụ hồi trở lại, đóng cửa ở mức thấp hơn 6,8% so với kỷ lục ngày 15/3.
Trong suốt tuần trước, sự quan tâm của nhà đầu tư chuyển từ cổ phiếu giá trị sang cổ phiếu tăng trưởng, tuy nhiên, vào thứ Sáu, các cổ phiếu phòng thủ như ngành tiện ích và chăm sóc sức khoẻ hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, các công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ truyền thông cũng đã có một kết thúc vững chắc.
Trong suốt mùa báo cáo thu nhập cho đến nay, 87% công bố của công ty đạt ước tính tốt nhất - một chất xúc tác quan trọng chuyển sự chú ý của nhà đầu tư khỏi các mối quan tâm về kinh tế vĩ mô và địa chính trị.
Liệu điều này có nghĩa là thị trường đang đồng ý với Chủ tịch Fed, Jerome Powell, rằng lạm phát hiện tại chỉ là nhất thời? Không có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi đó.
Có vẻ như các nhà đầu tư cá nhân đã hoạt động trở lại. Theo nghiên cứu của Vanda, thông qua Bloomberg, chỉ riêng vào thứ Hai tuần trước, khi cổ phiếu giảm mạnh, các nhà đầu tư cá nhân đã mua số cổ phiếu trị giá kỷ lục 2,2 tỷ đô la. Đó là kết quả của chính sách tài khóa cung cấp tiền miễn phí, cùng với chính sách tiền tệ không khuyến khích tiết kiệm vì lợi tức thấp.
Điều đó có thể có nghĩa là việc các nhà đầu tư cá nhân bắt đáy cho thấy niềm tin vào tăng trưởng kinh tế Mỹ? Hai luận điểm của hoạt động thị trường dưới đây sẽ chứng mình lập luận đó kém thuyết phục.
Đầu tiên, việc bắt đáy của các nhà giao dịch trong ngày không phản ánh gì về tương lai vì không có dấu hiệu rõ ràng nào về việc cổ phiếu sẽ được giữ trong ngắn hạn hay dài hạn.
Thứ hai, các nhà đầu tư cá nhân bình thường không quan tâm nhiều đến động thái của Fed như các nhà giao dịch tổ chức. Do đó, đợt tăng kỷ lục hiện tại không nhất thiết chứng minh rằng các nhà đầu tư cá nhân đã mua cổ phiếu vì họ tin rằng Fed cho rằng lạm phát chỉ là tạm thời. Thật vậy, không thể biết được các nhà đầu tư cá nhân tin vào điều gì.
Trong khi chứng khoán tăng chóng mặt, lợi suất trái phiếu kho bạc giảm 26% kể từ giữa tháng Ba. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi các nhà đầu tư đang bắt đáy chứng khoán, họ cũng đang giữ trái phiếu kho bạc để làm nơi trú ẩn an toàn.
Đó không hẳn là một cử chỉ của niềm tin vào nền kinh tế. Tuy nhiên, với mô hình búa mạnh mẽ của tuần trước, với bóng dưới cực kỳ dài của nó, chứng tỏ rằng lực mua cực mạnh, đây có thể là dấu hiệu cho thấy sụ tăng giá của trái phiếu Kho bạc khiến lợi suất lao dốc sắp kết thúc. Nếu lợi suất tăng từ đây, điều đó sẽ hỗ trợ cho cổ phiếu.
Chúng tôi có thể nhận thấy sự tâm lý chấp nhận rủi ro thông qua giao dịch của thị trường vàng.
Vàng đã hoàn thành một mô hình cờ tăng, có thể báo hiệu một xu hướng giảm.
Lịch kinh tế
Tất cả thời gian được liệt kê là EDT
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu