- Chủ tịch Powell cho biết Fed có thể giảm tốc độ tăng lãi suất nhưng nâng mục tiêu lãi suất cao hơn.
- Các nhà kinh tế kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ hoặc tạm dừng chính sách thắt chặt tiền tệ vào giữa năm 2023
- Nhật Bản duy trì lãi suất thấp và hỗ trợ đồng yên khi nước này gợi ý về các điều chỉnh chính sách
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang tạo áp lực tăng lãi suất đối với hầu hết các ngân hàng trung ương lớn, khi tiếp tục tăng 0.75% lãi suất , chủ tịch Jerome Powell nhấn mạnh rằng sẽ nâng mục tiêu lãi suất cao hơn và các nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất sẽ ở mức 5% vào mùa xuân tới.
Fed sẽ vẫn tiếp tục với chính sách thắt chặt tiền tệ của mình vì lạm phát và số lượng việc làm đều tiếp tục tăng mạnh. Việc tăng lãi suất vào tuần trước đặt mục tiêu cho lãi suất cho vay ở mức 3,75% đến 4,0%.
Powell gợi ý rằng Fed có thể giảm tốc độ tăng lãi suất, bắt đầu từ cuộc họp tháng 12 nhưng kêu gọi các nhà đầu tư tập trung vào mục tiêu lãi suất cuối cùng, khi mục tiêu này có thể cao hơn dự kiến và và khiến nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn.
"Chúng ta còn nhiều việc phải làm", Powell nói trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, sau cuộc họp hai ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang ấn định lãi suất.
"Tôi muốn mọi người hiểu cam kết của chúng tôi trong việc kiềm chế lạm phát, vì chúng tôi không muốn mắc sai lầm trong việc thiếu quyết liệt hoặc nới lỏng quá sớm, có thể khiến nỗ lực dập tắt lạm phát không đạt được kết quả".
Ngân hàng Trung ương Anh cũng đã tăng lãi suất thêm 0.75% vào hôm thứ Năm, trong khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng tăng lãi suất 75 điểm cơ bản (bp) vào tuần trước.
Cả hai ngân hàng trung ương tại châu Âu đều phải đối mặt với tình trạng lạm phát leo thang, và vấn đề lạm phát càng trầm trọng hơn khi tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng sau khi Nga trả đũa phương Tây để đáp lại các động thái tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Các ngân hàng trung ương không thể để đồng nội tệ quốc gia tiếp tục trượt giá trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục mạnh lên do việc Fed tăng lãi suất.
Đô la Mỹ đã giảm nhẹ nhưng ngân hàng ING của Hà Lan trong tuần này dự báo sức mạnh của đồng đô la tiếp tục tăng khi dự đoán tỷ giá đồng euro có thể giảm xuống dưới mức 0,95 so với đồng đô la.
Trong khi đó, các ngân hàng đang dự đoán rằng Fed có thể phải dừng danh mục đầu tư trái phiếu của mình vào giữa năm sau, dù Fed đã tăng mức vốn hoá do không tái đầu tư số tiền thu được từ trái phiếu đáo hạn lên đến 95 tỷ USD một tháng từ 47,5 tỷ USD vào tháng 9.
Lý do của họ là việc ngừng tăng lãi suất vào giữa năm tới sẽ kéo theo sự thay đổi đối với việc thắt chặt định lượng. Ngoài ra, các nhà phân tích lo ngại rằng điều này có thể làm giảm lượng dự trữ ngân hàng quá nhanh.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn theo đuổi chính sách giữ lãi suất ở mức thấp, trái ngược với Ngân hàng trung ương Anh và châu Âu - những ngân hàng đang thực hiện các đợt tăng lãi suất theo Fed. Nhật Bản đã chi 43 tỷ đô la vào tháng 10 để hỗ trợ đồng yên, giữ cho đồng nội tệ ở mức dưới 150 đô la trong lần can thiệp vào thị trường tiền tệ đầu tiên kể từ năm 1998.
Các nhà phân tích phương Tây cho rằng giá trị đồng yên có thể giảm xuống, và tỷ giá đồng yên có thể tăng trên 150 so với đồng đô la. Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki tuần trước cho biết chính phủ sẽ thận trọng trong việc xem xét áp lực từ các động thái của Fed.
Thống đốc ngân hàng trung ương Haruhiko Kuroda tuần trước ám chỉ rằng áp lực lạm phát từ đồng yên yếu có thể buộc ngân hàng phải sửa đổi một chút chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, theo đó ngân hàng giữ lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở mức bằng 0, nhưng Nhật Bản sẽ luôn nhất quán với chính sách hỗ trợ tiền tệ của mình.