Vị thế đầu ngành hàng tiêu dùng từ MCH (HN:MCH) cùng lợi thế cạnh tranh đặc biệt nhờ cộng hưởng chuỗi bán lẻ WCM
Theo quan điểm của chúng tôi, MCH có lợi thế cạnh tranh đặc biệt so với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành khi tận dụng được chuỗi bán lẻ WinCommerce từ tập đoàn. Cho giai đoạn 2022-2024, dự phóng LNST của MCH tăng trưởng 2 chữ số lần lượt 10.03%/12.21%/11.0%.
WinCommerce tiếp tục cải thiện hiệu quả hoạt động, gia tăng biên lợi nhuận
WCM sẽ tiếp tục cải thiện doanh thu cũng như biên lợi nhuận trong giai đoạn tới. Biên EBITDA ở thời điểm đầu MSN bắt đầu nắm giữ chỉ đạt -5.1% trong 1Q2020 đã cải thiện đáng kể lên 2.2% trong 1Q2022. Biên EBITDA sẽ tiếp tục cải thiện nhờ (1) tận dụng được công nghệ AI và ML từ đối tác chiến lược Trusting Social sẽ giúp WCM tối ưu việc mở thêm cửa hàng, (2) năng lực đàm phán tốt với các nhà cung cấp tiếp tục đem lại tín hiệu khả quan, (3) kế hoạch mở rộng loại hình cửa hàng mini-mall, loại hình tích hợp kiosk nhỏ trong siêu thị WinMart+.
MHT kỳ vọng các mảng kinh doanh chính được thúc đẩy bởi nhu cầu ổn định và giá bán tốt
Nhìn chung, cho giai đoạn 2022-2026, chúng tôi dự phóng NPAT-MI của MHT sẽ tăng trưởng với 13.5% CAGR nhờ vào các điểm tích cực như (1) giá bán của các sản phẩm chính như Tungsten, Flourspar tiếp tục ở mức tốt, (2) nhu cầu ngày càng cao đối với hai sản phẩm này nhờ tính áp dụng tốt ở nhiều lĩnh vực như: quốc phòng, năng lượng và hoá dầu.
Báo cáo lần đầu với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu là 165,900 VNĐ
KBSV ra báo cáo lần đầu MSN với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu là 165,900 VNĐ, cao hơn 45.5% so với giá đóng cửa ngày 29/06/2022. Trong năm 2022, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần MSN đạt 88,274 tỷ đồng (-0.4% YoY) và LNST đạt 6,107 tỷ đồng (-40% YoY, do loại trừ mảng MNS Feed). Năm 2023, mức doanh thu thuần đạt 97,425 tỷ đồng (+10.4% YoY) và LNST ở mức 7,755 tỷ đồng (+27% YoY)
MSN – mô hình tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau
Đa dạng các ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HM:MSN) là công ty hoạt động theo hình thức tập đoàn với đa dạng các ngành nghề khác nhau. Các ngành nghề kinh doanh chính có thể kể đến như: chăn nuôi & thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, hàng tiêu dùng, siêu thị bán lẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên và mới đây nhất trong tháng 9/2021, thông qua Công ty TNHH The Sherpa, tập đoàn Masan đã lấn sân sang lĩnh vực viễn thông.
Hiện tại, Masan Group sở hữu 3 công ty con trực tiếp, trong đó có Công ty Cổ phần Masan MEATLife (MML – Upcom) là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt. Hai công ty con trực tiếp (Công ty TNHH Tầm nhìn Masan và Công ty TNHH The Sherpa) còn lại hoạt động chính là tư vấn quản lý đầu tư các công ty con nhỏ hơn, gián tiếp của tập đoàn.
Thông qua hai công ty con là Công ty TNHH Tầm nhìn Masan và Công ty TNHH The Sherpa, Masan Group sở hữu gián tiếp 76 các công ty con lớn, nhỏ khác hoạt động ở đa dạng các lĩnh vực: khai thác khoáng sản, hàng tiêu dùng, chuỗi siêu thị bán lẻ, viễn thông.
Cơ cấu doanh thu có sự thay đổi lớn qua các năm
Tính tới thời điểm cuối 2021, tỷ trọng doanh thu đến từ chuỗi siêu thị bán lẻ là cao nhất (xấp xỉ 33%), thấp nhất là doanh thu khai thác khoáng sản (14.7%). Trong các năm trước đó, doanh thu đến từ mảng hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng tương đối cao (45% - 50%), tuy nhiên trong 2020 đã bắt đầu có sự dịch chuyển khi có sự xuất hiện của WinComerce (WCM).
Cơ cấu sở hữu
Hiện tại, nhóm cổ đông nội bộ bao gồm lãnh đạo cấp cao cũng như các bên liên quan đã sở hữu hơn 50% vốn. Trong đó, hai công ty là CTCP Masan và Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương sở hữu tổng hơn 44%; ngoài ra, các cổ đông lớn khác còn có các quỹ lớn như SK Investment Vina hay Ardolis Investment.
Xem thêm tại đây