Bản tin gồm 4 phần
I, Thông Tin Về Ngân Hàng SACOMBANK
1, Thông Tin Về Ngân Hàng STB
2, Kết Quả Và Chiến Lược Kinh Doanh Của Ngân Hàng STB
II. Nhận Định Cổ Phiếu STB
1, Thông Tin Cổ Phiếu STB Trên Sàn Chứng Khoán
2, Lịch Sử Giá Cổ Phiếu STB
III. Triển Vọng Cổ Phiếu STB Trong Năm 2023
1, Cập Nhật Kết Quả Kinh Doanh STB Năm 2022
2, Triển Vọng STB Năm 2023
3, Đánh Giá Rủi Ro STB
IV, Có Nên Đầu Tư Cổ Phiếu STB Năm 2023?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cổ phiếu STB của ngân hàng Sài Gòn Thương tín nằm trong nhóm VN30 và luôn nằm trong danh mục đầu tư của nhiều người. MUA cổ phiếu STB vào năm 2023 hay không còn tùy vào quyết định của các nhà đầu tư, ở thời điểm hiện tại, ngành ngân hàng vẫn gặp một số bất lợi. Tuy nhiên, có thể MUA khi CP điều chỉnh về mức quanh 23 để trữ rồi chờ tín hiệu phục hồi vào giữa năm 2023, vì cổ phiếu STB thích hợp để đầu tư dài hạn.
I. THÔNG TIN VỀ NGÂN HÀNG SACOMBANK
1, THÔNG TIN VỀ NGÂN HÀNG STB
Sacombank (HM:STB) có tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín, thành lập vào ngày 21/12/1991, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín
Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: Sacombank
Mã chứng khoán: STB
2, KẾT QUẢ VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK
Tính đến hiện nay, Sacombank vẫn là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam với uy tín cao, dịch vụ tận tình.
Năm 2020, mặc dù trải qua thời kỳ khó khăn do dịch bệnh Covid-19, Sacombank vẫn phát triển ổn định và nằm trong top 10 Ngân hàng Thương mại Uy tín Việt Nam do Báo Vietnamnet tổ chức bình chọn, thuộc top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc tại Việt Nam. Cũng trong năm này, ngân hàng nhận được giải thưởng “Sáng tạo Quốc tế 2020” về chuyển đổi số do Malaysia tổ chức bình chọn.
Năm 2021, Sacombank được vinh danh là một trong top 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam trong bảng xếp hạng VNR500.
Năm 2022, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nhận được 3 giải thưởng quan trọng là “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu”, “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” và “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”.
Có thể thấy, giai đoạn cuối năm 2021, lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm nhẹ do các hoạt động dịch vụ trầm lắng do dịch bệnh. Lãi hoạt động dịch vụ đạt 589 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ năm trước, lãi kinh doanh ngoại hối chỉ đạt 150 tỷ đồng, lãi hoạt động giảm 89% chỉ còn 39 tỷ đồng.
Cũng trong giai đoạn này, giá cổ phiếu cũng có nhiều biến động, từ khoảng 32.000đ/cp trước đó, biên độ giá về sau dao động từ 16.000đ đến 34.000đ/cp.
II. NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU STB
1, THÔNG TIN CỔ PHIẾU STB TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN
Mã cổ phiếu: STB (HoSE)
Tỷ số P/E: 11
Tỷ số P/B: 1.18
Giá trị sổ sách: 20,490
EPS: 2,200
KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 22,822,190
KLCP đang niêm yết: 1,885,215,716
KLCP đang lưu hành: 1,885,215,716
Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 45,622.22
2, LỊCH SỬ GIÁ CỔ PHIẾU STB
Năm 2021, mã cổ phiếu STB có giá 32.000đ, đến đầu năm 2022, giá tăng ấn tượng đạt đỉnh 34.050đ/cp vào ngày 22/3/2022. Thế nhưng sau giai đoạn này, giá cổ phiếu bắt đầu đi xuống theo xu hướng chung của thị trường lúc bấy giờ, tuy có nhiều biến động tăng giảm nhưng xu hướng chung vẫn là đi xuống. Biên độ giá cổ phiếu STB trong năm 2022 dao động từ 15.000đ đến 34.050đ/cp. Ngày 16/5/2022, giá cổ phiếu STB chỉ còn 19.050đ/cp thế nhưng đây vẫn chưa phải là đáy. Những tháng tiếp theo, giá nhích lên đôi chút nhưng lại tiếp tục giảm sâu và chạm đáy vào ngày 26/10/2022 với mức 15.000đ/cp.
Trong giai đoạn cuối năm 2022, thị trường đi lên, kéo theo giá cổ phiếu STB tăng lên trên 22.000đ/cp và tiếp tục đà tăng trong tháng 1 của năm 2023.
Bước sang tháng 2/2023, giá cổ phiếu Sacombank đảo chiều đi xuống theo xu hướng chung của thị trường. Lúc này, nhiều nhà đầu tư bắt đầu băn khoăn xem có nên mua cổ phiếu STB không và liệu mã cổ phiếu này có tiềm năng tăng lời trong năm nay không?
III. TRIỂN VỌNG CỔ PHIẾU STB TRONG NĂM 2023
1, CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH STB NĂM 2022
Giá cổ phiếu Sacombank ngày hôm nay là 24,200 đồng (cập nhật ngày 20/3/2023). Tính đến thời điểm hiện tại, các chỉ số tài chính của cổ phiếu Sacombank như sau:
Tỷ số P/E: 11
Tỷ số P/B: 1.18
Theo báo cáo thu nhập, đến 31/12/2022, tổng doanh thu của Sacombank đạt 7,897 tỷ đồng, thu nhập ròng 1.751 tỷ và hệ số biên lợi nhuận ròng là 19,20%. Thu nhập của ngân hàng trong năm 2022 cũng có đột phá lớn do dịch bệnh được kiểm soát. Nếu như cùng kỳ các năm trước, thu nhập chỉ ở mức từ 14 ngàn đến 18 ngàn tỷ thì năm 2022 là 26.257 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng tính đến hết năm 2022 là 5.040 tỷ đồng, cao hơn các năm trước lần lượt là 2.454 tỷ đến 2.411 tỷ đồng.
Năm qua, hoạt động chính mang về 17.147 tỷ đồng lãi thuần, tăng 43% so với cùng kỳ. Mảng hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối cũng ghi nhận kết quả khả quan với 5.194 tỷ và 1.062 tỷ đồng lãi, tăng lần lượt 20% và 44%. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác tăng đột biến 501% lên 2.745 tỷ đồng.
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm đến 68%. Mảng chứng khoán đầu tư lỗ 20 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 164 tỷ đồng, dù vậy mảng này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng.
Chi phí hoạt động trong năm qua của Sacombank tăng khoảng 12%, trong đó chi phí dự phòng rủi ro tăng 149% (tương đương mức trích dự phòng 3.288 tỷ đồng).
Tổng tài sản của Sacombank theo đó cũng tăng đáng kể, từ 521.117 tỷ (năm 2021) lên 591.994 tỷ vào cuối năm 2022. Tổng vốn sở hữu tăng từ 34.261 tỷ lên 36.626 tỷ đồng.
Có thể thấy dù kinh tế Việt Nam và thế giới trải qua nhiều khó khăn thì Sacombank vẫn tăng trưởng ổn định.
2, TRIỂN VỌNG STB NĂM 2023
Căng thẳng thanh khoản đã phần nào dịu. bớt Cuối năm 2022, ngành ngân hàng vẫn đối mặt với hiện tượng căng thẳng thanh khoản khi tăng trưởng cung tiền thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng; và hệ số LDR của các ngân hàng đều tăng lên đáng kể so với cuối năm 2021. Tuy nhiên, áp lực này đã phần nào dịu bớt khi (1) lãi suất hạ nhiệt trước thông điệp “bớt diều hâu” hơn từ FED và nỗ lực hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) qua việc tích cực mua vào ngoại tệ; và (2) tác động của Thông tư 26/2022.
Năm 2022, tốc độ xử lý dư nợ tại VAMC nhanh hơn, giúp giảm bớt gánh nặng trích lập dự phòng trong 2 năm tới. STB có thể bán các khoản nợ liên quan đến Phong Phú trong năm 2023 và 32,5% cổ phần được thế chấp làm tài sản đảm bảo tại VAMC vào năm 2024 thì Ngân hàng sẽ không cần trích lập thêm chi phí dự phòng cho VAMC vào năm 2023.
Sacombank cũng có thể nhập 5.000 tỷ đồng chi phí dự phòng cho VAMC vào năm 2024, dự báo chi phí dự phòng giảm lần lượt là 31,8% YoY và 63,6% YoY trong giai đoạn 2023 và 2024.
Lợi nhuận sau thuế của Sacombank được dự báo có thể tăng gấp đôi YoY trong năm 2023 và dự báo tăng trưởng tín dụng khoảng 13% và dự báo chi phí dự phòng giảm 31,8% YoY, tỷ lệ nợ xấu được dự báo tăng 32 điểm với tỷ lệ xử lý nợ/khoản vay gộp là 0,5%.
STB cũng ghi nhận đợt đầu tiên của khoản phí ứng trước bổ sung từ hợp đồng bancassurance với Dai-ichi Life vào năm 2022, dự báo STB sẽ ghi nhận đợt cuối cùng vào năm 2023.
3, ĐÁNH GIÁ RỦI RO STB
Thị trường BĐS ảm đạm ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng tài sản .Triển vọng kém khả quan của thị trường bất động sản (BĐS) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn là một vấn đề đáng quan tâm đối với ngành ngân hàng hiện nay. Khả năng huy động vốn từ phát hành TPDN bị hạn chế và doanh số ký bán suy yếu đã khiến cho các doanh nghiệp BĐS rơi vào tình trạng thiếu hụt dòng tiền một cách nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lên khả năng trả nợ và theo đó tác động tiêu cực lên chất lượng tài sản cũng như rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong năm nay.
IV, CÓ NÊN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU STB NĂM 2023?
MUA cổ phiếu STB vào năm 2023 hay không còn tùy vào quyết định của các nhà đầu tư, ở thời điểm hiện tại, ngành ngân hàng vẫn gặp một số bất lợi. Tuy nhiên, có thể MUA khi CP điều chỉnh về mức quanh 23 để trữ rồi chờ tín hiệu phục hồi vào giữa năm 2023, vì cổ phiếu STB thích hợp để đầu tư dài hạn.