Nhận định thị trường
Chưa thể vượt 1.200, VN-Index lùi về vùng 1.168
Sau diễn biến cân bằng cuối tuần trước, NĐT có vẻ kỳ vọng VN-Index sẽ sớm trở lại đường đua chinh phục ngưỡng 1.200, thể hiện ở diễn biến tăng điểm trong 2 phiên đầu tuần. Chỉ số đã tăng 28 điểm trong 2 phiên này và chạm ngưỡng 1.196. Tuy nhiên cùng với diễn biến tiêu cực thị trường thế giới và chuỗi bán ròng của khối ngoại, VN-Index đã quay đầu giảm trong 3 phiên còn lại. Từ mốc 1.196, VN-Index đã lùi về chốt tuần tại 1.168 gần như không đổi so với tuần trước.
Các nhóm bluechip tỏ ra cân bằng trong tuần. Ở chiều tích cực, GAS (HM:GAS), VPB (HM:VPB) và VIB là những mã giúp VN-Index tăng lần lượt 1,64 điểm, 1,18 điểm và 1,07 điểm. Chiều tiêu cực, VHM (HM:VHM), VIC (HM:VIC) và SAB (HM:SAB) lần lượt ảnh hưởng làm VN-Index giảm 2,81 điểm, 2,44 điểm và 1,97 điểm. POM (HM:POM) và DCM (HM:DCM) gây bất ngờ khi thuộc nhóm mid cap nhưng xuất hiện trong top 10, với mức tăng ấn tượng lần lượt 28,18% và 24,44% đã ảnh hưởng đến VN-Index 0,30 điểm và 0,47 điểm.
Khối ngoại bán ròng cả 5 phiên giao dịch trong tuần, trong đó phiên cuối tuần có giá trị bán ròng mạnh nhất, lên đến 1.342 tỷ đồng. VNM (HM:VNM) là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với giá trị 698 tỷ đồng, cổ phiếu này cũng giảm 1,72% trong tuần. Tiếp theo là CTG (HM:CTG) với giá trị bán ròng 425 tỷ đồng và POW (HM:POW) bị bán ròng 374 tỷ đồng. Bên phía mua ròng, PLX (HM:PLX) dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị 505 tỷ đồng.
Nỗ lực hướng đến ngưỡng 1.200 của VN-Index trong tuần là lần thứ 2 từ sau tết và nỗ lực này vẫn chưa thành công. Sau thất bại của tuần này, khả năng vượt ngưỡng 1.200 của chỉ số trong ngắn hạn đang khá thấp. Cùng với diễn biến bán ròng của khối ngoại, đà tăng của VN-Index có thể sẽ không còn mạnh mẽ như những tuần trước, VN-Index có thể sẽ bước vào diễn biến đi ngang. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -2 (TRUNG TÍNH)
Cập nhật kỹ thuật các chỉ số
Bản tin thị trường - Bản tin tuần
Thị trường trái phiếu:
- Thị trường trái phiếu: 15 năm đã không phát hành thành công. Kỳ hạn 20 năm gần như thất bại khi chỉ phát hành được 60/ 500 tỷ đồng tại mức lợi suất 2,89% (không đổi so với đợt trước). Tổng cộng trong tuần, KBNN đã phát hành thành công 810 tỷ đồng, tương ứng 13% tổng lượng gọi thầu.
- Ngày 10/03 KBNN sẽ tổ chức đấu thầu 6.000 tỷ đồng TPCP tại các kỳ hạn: (1) Kỳ hạn 5 năm có giá trị 1.000 tỷ đồng; (2) Kỳ hạn 7 năm có giá trị 1.000 tỷ đồng; (3) Kỳ hạn 10 năm có giá trị 2.000 tỷ đồng và (4) kỳ hạn 15 năm có giá trị 2.000 tỷ đồng.
Thị trường tiền tệ:
- Lãi suất liên ngân hàng: Tại ngày 03/03, lãi suất cac kỳ hạn O/N, 1 tuần, 2 tuần tiếp tục xu hướng giảm điểm về các mức lần lượt 0,31% (-2bps), 0,47% (-2bps), 0,58%(-23bps). Chiều ngược lại, lãi suất các kỳ hạn dài hơn như 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng lần lượt tăng lên các mức 1,24% (+45bps), 1,56% (+6bps) và 3,62% (+52bps).
- Tỷ giá VND/USD tham chiếu tại ngày 05/03/21 của NHNN trong tuần đã tăng 0,1556% lên mức 23.166 VND/USD. Tỷ giá NHTM đã có biến động cùng chiều khi tăng 0,1092% ở chiều mua và 0,1082% ở chiều bán lên mức 22.915 – 23.125 VND/USD. Trong khi đó tỷ giá tự do giữ nguyên mức mức 23.780 – 23.830 VND/USD.
Bản tin thị trường
Sau 2 lần kiểm tra vùng 1.170 – 1.200 nhưng chưa thể bứt phá, chúng tôi đánh giá của VN-Index nhiều khả năng sẽ hình thành xu hướng đi ngang. Vùng kháng cự là 1.170 – 1.200 và vùng hỗ trợ là 1.100 – 1.150. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -2 (TRUNG TÍNH).
Đồ thị kỹ thuật VN-INDEX (chart ngày)
Bản tin thị trường
- Đóng cửa ở mức thấp nhất trong tuần, khiến cho điểm số kỹ thuật của hợp đồng phái sinh VN30F1M giảm về múc +0 điểm TRUNG TÍNH.
- Với diễn biến đi ngang chưa rõ xu hướng trong 1 tuần vừa qua khiến xu hướng của hợp đồng VN30F1M chưa rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư không nên mở vị thế mới khi xu hướng chưa được xác định
Đồ thị kỹ thuật VN30F1M (đồ thị ngày)
Xem thêm tại đây