Trong vài tháng qua, chính quyền Trump luôn nỗ lực cải tổ các thoả thuận thương mại toàn cầu trong quá khứ, chọn việc chiến đấu với cả đồng minh và đối thủ trên toàn thế giới nhằm đàm phán các điều khoản thuận lợi hơn cho Mỹ, một trong các thị trường xuất khẩu lớn nhất cho phần còn lại của thế giới.
Cho đến bây giờ, những cuộc xung đột chỉ mang tính chất đàm thoại hơn là dựa vào chính sách, tập trung vào một vài ngành công nghiệp bị cô lập và một loạt các biện pháp trả đũa.
Tuy nhiên, khi Donald Trump ưu tiên đẩy mọi ý tưởng chính sách vượt quá giới hạn của nó, nhà đầu tư toàn cầu sẽ càng lo ngại về các cuộc giao tranh hiện tại sẽ thực sự trở thành một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Hãy cùng xem các mặt về chính trị, kinh tế và tài chính xem điều gì sẽ xác định bức tranh đầu tư năm 2018.
Chính trị
Donald Trump được bầu cử trên nền tảng chủ nghĩa dân túy theo chính sách “America First”, theo như chính sách ngoại giao của Mỹ trong thập kỷ qua, họ từ một nhà lãnh đạo Phương Tây cổ vũ và nuôi dưỡng các đồng minh thành một quốc gia đặt bản thân lên trên đồng minh hay kẻ thù của mình.
Một trong những quan điểm chính trị cốt lõi của Trump là làm giảm thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc - theo số liệu năm 2017 là 365 tỷ USD. Tuy nhiên, theo như các nhà phân tích chính trị, thì phong cách độc lập của Trump lại đang chống lại những đồng minh thân cận nhất của Mỹ và các đối tác thương mại lớn như Liên minh Châu Âu và Canada; theo đó điều này thực sự lại phần nào giúp Trung Quốc hơn là cô lập, điều mỉa mai là chính Mỹ - chứ không phải Trung Quốc - đang trở thành người ngoài cuộc trong lúc này.
Hơn nữa, mối đe dọa của Trump là bỏ qua các thể chế thương mại tự do mà Mỹ đã giúp thiết lập - như WTO - có thể gây ra thiệt hại lâu dài cho hệ thống mà chịu trách nhiệm đối với tiến bộ của lịch sử nhân loại, như thước đo bởi GDP thế giới.
Kinh tế
Cho đến nay, ảnh hưởng kinh tế của một cuộc chiến thương mại là rất nhỏ. Chính quyền Trump chỉ áp 4% thuế quan lên tổng 50 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo một bài báo của Marketwatch gần đây, các nhà kinh tế tại Bank of America Merrill Lynch đã mô hình hoá thành một trận chiến, giả định mức thuế toàn cầu là 10% đối với tất cả hàng hoá và dịch vụ, đó là mức thuế suất mà Trump đe doạ sẽ áp lên 200 tỷ USD hàng hoá của Trung Quốc.
MarketWatch đưa tin rằng:
Nếu chạy qua mô hình FRB/US – mô hình kinh tế vĩ mô của Fed – kịch bản không quá tốt nhưng cũng không quá tồi tệ. Tăng trưởng GDP sẽ giảm khoảng 0,4 điểm phần trăm trong năm đầu tiên và nhiều nhất là 0,6% trong năm thứ 2. Lạm phát lõi sẽ tăng nhẹ, do giá nhập khẩu tăng đột biến sẽ được cải thiện nhờ USD tăng. Fed có thể sẽ làm chậm tốc độ tăng lãi suất nếu chiến tranh thương mại tiếp tục.
Tuy nhiên, kịch bản đó đánh giá thấp các kết quả tiêu cực từ động thái như chỉ số lạc quan doanh nghiệp giảm, chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm và quan trọng nhất, các kế hoạch đầu tư trong dài hạn cũng giảm. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến lãi suất tăng trưởng dài hạn.
Tài chính
Không nghi ngờ khi thị trường tài chính ngày càng quan tâm nhiều hơn về những tác động tiêu cực của tình hình hiện tại.
Vốn chủ sở hữu, thu nhập cố định và thị trường tiền tệ đã bắt đầu cảm thấy áp lực của một cuộc chiến thương mại; tâm lý tránh rủi ro đang lan rộng trên thị trường trong vài tuần qua bất chấp số liệu cho thấy tăng trưởng của khối G-11 vẫn duy trì ổn định.
Tuy nhiên, thị trường đang bắt đầu đưa những triển vọng của một nền kinh tế rộng hơn vào giá, làm giảm nhu cầu và dịu đi các khoản đầu tư trong tương lai gần. Điều này khiến cho nhiều công cụ đầu tư khác bị bán tháo trong thời gian gần đây.
Ý tưởng đầu tư
Các chỉ số
S&P 500
Mặc dù nền kinh tế Mỹ tương đối nhỏ so với nhu cầu nội địa, tạo ra khoảng 90% GDP của Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ lại là một vấn đề khác. Chỉ số S&P 500 gồm nhiều tập đoàn đa quốc gia và chiếm 50% lợi nhuận của các công ty Mỹ đến từ nước ngoài.
Yếu tố này đe doạ chứng khoán Mỹ theo 2 cách. Đầu tiên tỷ giá ngoại hối suy yếu khi USD mạnh lên làm tăng giá vốn, và giảm doanh thu từ mảng nước ngoài. Thứ hai là do đồng minh và đối thủ trả đũa các quy định thuế quan, tác động mạnh đến nhu cầu cuối cùng.
Thị trường chứng khoán Mỹ đang dao động gần mức định giá cao lịch sử vì vậy bất kỳ sự sụt giảm nào về kỳ vọng lợi nhuận có thể nhanh chóng khiến thị trường giảm 10% hoặc hơn.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số S&P vẫn gần mức cao kỷ lục, nhưng đã chững lại gần ngưỡng 2800 và dường như đã sẵn sàng đảo chiều khi đà mua đã cạn dần. Đường hỗ trợ đầu tiên không xuất hiện cho đến khi chạm ngưỡng 2600, do đó khi nhà đầu tư bán tháo nhanh chóng sẽ dễ dàng đưa chỉ số xuống mức đó nếu rủi ro tăng.
Tiền tệ
EURCHF
Có lẽ không có cặp tiền tệ nào bị ảnh hưởng bởi dòng vốn ra khỏi tài sản rủi ro hơn là cặp EUR/CHF. Cặp này đã giảm 500 điểm từ mức cao trong nhiều năm gần đây là 1,2, nhưng sự điều chỉnh này có lẽ chỉ mới bắt đầu. Cặp EURCHF gặp khó khăn từ hai phía khi nhà đầu tư đổ vốn vào các tài sản an toán khác như đồng tiền của Thuỵ Sỹ khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu căng thẳng địa chính trị nào. Tuy nhiên nó cũng bị diễn biến ở Châu Âu đe doạ, khi tâm lý các quốc gia đang làm suy yếu sự cân bằng của Liên minh Châu Âu.
Tại Ý, các đảng dân chủ đang trong giai đoạn tăng ngân sách, bỏ qua các vấn đề tài chính của nước này và có thể dẫn đến khả năng Ý sẽ tách ra khỏi Châu Âu.
Trong khi đó tại Đức, Angela Merkel bị áp lực rất lớn từ các đối tác liên minh của bà nhằm cắt giảm dân di cư và đang xin phản hồi từ phía Châu Âu về vấn đề này. Mặc dù viễn cảnh rời khỏi liên minh và có một cuộc bầu cử sớm vẫn mong manh, tỷ lệ cược về triển vọng này đã tăng mạnh trong hơn 2 tuần qua. Nếu bà Merkel bị buộc phải bầu cử lại, sự không chắc chắn trên thị trường tài chính sẽ đạt đến đỉnh điểm do bà được nhà đầu tư trên thế giới coi là pháo đài cuối cùng để có thể chống lại tình trạng quân đội hoá, dân chủ hoá và chủ nghĩa bảo hộ trên toàn cầu.
Hiện nay, cặp EURCHF đang dao động ở ngưỡng hỗ trợ 1,15, nhưng nếu căng thẳng ở Đức và Ý gia tăng trong tuần này, mức đó có thể nhanh chóng nhường đường và khiến cặp này giảm xuống 1,1 trong ngắn hạn.
Hàng hoá
Vàng
Thông thường khi tâm lý nhà đầu tư đang quan ngại về rủi ro, diễn biến của vàng sẽ khá tốt như một tài sản an toàn, nhưng loại hàng hoá này gần đây cũng đang chịu áp lực mặc dù căng thẳng ngày càng tăng về vấn đề thương mại. Các vấn đề chính ảnh hưởng đến vàng vẫn là Fed. Fed tỏ ra khá kiên quyết trong 6 tháng qua báo hiệu cho thị trường rằng Fed sẽ tăng lãi suất hàng quý, và khiến lãi suất trái phiếu Mỹ tăng vượt mức 3% trong ngắn hạn. Lãi suất trái phiếu Mỹ tăng khiến việc huy động vàng ngày càng khó khăn khi hàng hoá này trở nên kém hấp dẫn so với USD.
Tuy nhiên, có lẽ khía cạnh đáng ngạc nhiên nhất về vàng trong năm nay không phải là việc giá yếu như thế nào, mà đúng hơn là nó đã giữ ổn định ở mức nào ngay cả khi Powell vẫn tăng lãi suất. Giá vàng vẫn dao động quanh ngưỡng $1200 – 1400/ounce trong 2 năm vừa qua nhưng trong thời gian đó, giá vàng dần dần chạm các mức thấp cao hơn (biểu đồ) khi nó điều chỉnh cho thấy bên mua mặc dù vẫn đang giấu mặt nhưng luôn sẵn sàng quay trở lại.
Khi căng thẳng thương mại không phải là một yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến giá vàng, diễn biến của loại hàng hoá này có thể tăng nhanh chóng nếu các xung đột buộc Fed phải thay đổi ké hoạch. Nếu tăng trưởng kinh tế Mỹ bắt đầu chậm lại do đầu tư bị trì trệ hoặc nhu cầu cuối cùng giảm, Fed có thể cân bằng trở lại, khiến giá vàng tăng mạnh trở lại về ngưỡng cao trong nhiều năm ở mức $1400/oz.
Vàng không bao giờ có thể thực sự trở thành một khoản đầu tư do nó không phải là tài sản sinh lời, như trải qua hàng thiên niên kỷ, công cụ này vẫn là bảo vệ nhà đầu tư khi thị trường tài chính biến động. Thực tế là tất cả những tín hiệu này đều cho thấy tình hình Mỹ và phần còn lại của thế giới sẽ leo thang hơn nữa, và vàng đưa ra cơ hội có mức rủi ro thấp trong trường hợp này. Miễn là giá vàng vẫn ở ngưỡng $1200/ounce, đây là một tài sản tốt trong thị trường tài chính.