Việc Fed tăng lãi suất trong hôm nay đã được tất cả dự đoán từ trước, dẫn đến bên mua USD có thể chốt lời. Hơn nữa, trong phiên tranh luận tại LHQ của Tổng thống Donald Trump, ông có chia sẻ về ý định tăng gấp đôi chính sách thương mại với Trung Quốc. Điều này là một tín hiệu thể hiện tương lai bất ổn cho bên mua USD.
Kể từ khi thông tin liên tục về căng thẳng thương mại từ tháng 3, USD đã thay thế JPY để trở thành đồng tiền trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, với việc Fed tăng lãi suất và có thể sẽ còn lần tăng thứ 4 vào cuối năm nay, thì USD dường như còn rất ít khả năng để tăng trưởng.
Liệu yen Nhật có thể quay lại vị thế tài sản trú ẩn và USD biến thành tiền tệ rủi ro như trước hay không? Chúng ta có thể sẽ chứng kiến một tru kỳ luẩn quẩn của nhà đầu tư trong khi tìm kiếm nơi trú ẩn giữa cơn bão thương mại. Thực tế đồng yen đang tăng lên gần đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy nhà đầu tư đang ráo riết tìm chỗ trú.
Kể từ đỉnh 113,16 hồi 18/07 USD liên tục giảm so với JPY, và có khả năng hình thành mô hình đảo chiều đỉnh đôi. Một bằng chứng khác khẳng định cho điều này là lãi suất trái phiếu 10 năm cũng đang theo mô hình tương tự. Việc hình thành mô hình như vậy cho thấy triển vọng của nhà đầu tư cũng như đang góp phần hoàn thiện bức tranh nhà đầu tư đang tìm đến JPY thay thế cho USD.
Đường 200 DMA đã hội tụ với đường neckline đỉnh đôi, và đường 100 DMA đánh dấu đường xu thế tăng kể từ đỉnh đôi, đáy tháng 8 ở dưới 110,00. Cả MACD và RSI đều đang giảm chứng tỏ so sánh giá trung bình và động lực đều đang xuống thấp.
Chiến lượng giao dịch - Thiết lập vị thế Bán
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ đợi một phiên bứt phá giảm xuống ngưỡng tâm lý 110,00
Nhà đầu tư trung bình có thể bán khi giá giảm xuống đường kháng cự sau khi xác nhận xu hướng giảm với mức đóng cửa dưới ngưỡng thấp ngày hôm qua là 112,74, và/hoặc tín hiệu bán từ đường MACD ngắn hơn cắt dưới đường trung bình động MA dài hơn. Chỉ báo RSI cắt dưới đường xu hướng tăng kể từ ngày thứ 2 trước ngưỡng 60,00.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể bán bây giờ
Ví dụ giao dịch mạo hiểm
- Điểm vào: 113.00
- Ngưỡng cắt lỗ: 113.25
- Rủi ro: 25 pips
- Mục tiêu 1: 112,25, trên ngưỡng hỗ trợ ngày 1/8 = 75 điểm, tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận là 1:3
- Mục tiêu 2: 111,00, đường hỗ trợ 100 DMA (màu đỏ) = 200 điểm, tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận là 1:5
- Mục tiêu 3: 110,00, ngày 21/8/đường hỗ trợ - 300 điểm, tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận là 1:6
Ví dụ giao dịch trung bình
- Giống như giao dịch mạo hiểm ngoại trừ điểm vào ở ngưỡng cẩn trọng hơn. Khi đó, nhà đầu tư trung bình có thể chờ động thái trở lại để tiến về đường kháng cự để có điểm vào tốt hơn hoặc có tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận phù hợp.