🔥 Chinh phục thị trường với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Nikkei: Năm 2019, Trung Quốc có thể tăng trưởng yếu nhất trong 29 năm vì chiến tranh thương mại

Ngày đăng 22:06 27/12/2018
Nikkei: Năm 2019, Trung Quốc có thể tăng trưởng yếu nhất trong 29 năm vì chiến tranh thương mại

Vietstock - Nikkei: Năm 2019, Trung Quốc có thể tăng trưởng yếu nhất trong 29 năm vì chiến tranh thương mại

Vào năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm nhất trong 29 năm khi tác động thực sự từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung dần hiện rõ. Đây là kết quả dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Nikkei.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo tăng trưởng 6.2%, dựa trên mức dự báo trung bình của 32 chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Nikkei. Triển vọng của Trung Quốc thậm chí còn u ám hơn trong năm tới, trong đó nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các gói kích thích tài khóa và các biện pháp khác có khả năng phải đến tận nửa sau năm 2019 mới bắt đầu có tác dụng.

Dự báo riêng của các chuyên gia kinh tế có chênh lệch khá lớn, từ mức thấp nhất là 6% và cao nhất là 6.6%, nhưng phần lớn đều dự báo là kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc trong năm 2019.

Trong giai đoạn 10-12/2018, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 6.4%, giảm 0.1% so với quý trước đó. Trong cả năm 2018, tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo ở mức 6.6%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng 6.5% của Chính phủ nhưng lại thấp hơn mức 6.7% trong năm 2016.

Tăng trưởng của Trung Quốc chưa bao giờ chậm đến vậy kể từ năm 1990, thời điểm nền kinh tế nước này rơi vào hỗn loạn. Chưa dừng lại ở đó, các chuyên gia kinh tế thậm chí còn dự báo một kết quả ảm đạm hơn trong năm 2019.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ bào mòn 0.6-0.8 điểm khỏi tăng trưởng GDP của Trung Quốc, Kenny Wen của Everbright Sun Hung Kai cho biết, đồng thời nói thêm đà giảm tốc sẽ khó mà tránh khỏi ngay cả khi Chính phủ thực hiện các biện pháp ứng phó như thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế.

Cuộc chiến thương mại đã bắt đầu gây ra thiệt hại cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong tháng 11/2018, doanh số bán lẻ tăng trưởng chậm nhất trong 15 năm rưỡi.

Shen Jianguang của JD Finance cho rằng chi tiêu tiêu dùng và đầu tư đã rơi vào tình trạng ảm đạm và thị trường bất động sản sẽ rơi vào xu hướng giảm trong khoảng 2 năm.

Xia Le của BBVA cho rằng: “Sự điều chỉnh đi xuống cảu thị trường nhà ở cũng như khoản nợ cao của chính quyền địa phương và doanh nghiệp đã gây áp lực lên tăng trưởng”.

Yao Wei của Societe Generale Corporate & Investment Banking lên tiếng cảnh báo: “Căng thẳng thương mại không có khả năng được giải quyết nhanh chóng và sẽ sớm tác động tiêu cực tới xuất khẩu. Nền kinh tế nước này sẽ đối mặt với thách thức lớn hơn trong năm 2019”.

Khi được hỏi về những yếu tố có thể gây ra suy thoái kinh tế, 12 trong số 17 chuyên gia kinh tế đã lựa chọn chiến tranh thương mại ngày càng leo thang là rủi ro hàng đầu. “Chủ đề của cuộc xung đột sẽ lan rộng từ xung đột thương mại sang việc đi tiên phong về công nghệ, tâm lý người tiêu dùng và nhà đầu tư có thể trở nên tồi tệ hơn khi căng thẳng kéo dài”, Mihoko Hosokawa của Mizuho Bank chi nhánh Trung Quốc cho hay.

Cheng Shi của ICBCI cho rằng, mặc dù có thể có một khoảng thời gian tạm lắng xuống, nhưng xung đột thương mại Mỹ-Trung sẽ tiếp tục kéo dài và làm gia tăng mức biến động trên thị trường.

17 chuyên gia kinh tế tỏ ra bất đồng quan điểm về kết quả kỳ vọng từ giai đoạn đàm phán thương mại 90 ngày giữa Washington và Bắc Kinh. Trong khi 5 người trong số này cho rằng Mỹ sẽ đồng ý ngừng áp thêm thuế, thì 4 chuyên gia khác cho rằng Mỹ sẽ áp thêm thuế mới. 5 chuyên gia khác cho rằng các cuộc đàm phán sẽ kéo dài vượt ra khỏi phạm vi 90 ngày.

“Các yêu cầu thay đổi cấu trúc từ phía Mỹ là quá khó để Trung Quốc thực hiện”, Kevin Lai của Daiwa Capital Markets cho biết. Ông Lai là một trong số 4 chuyên gia kinh tế tỏ ra hoài nghi về khả năng tiến tới thỏa thuận. Ông cho rằng: “Để tiến tới một thỏa thuận, Trung Quốc sẽ phải từ bỏ đi mô hình Trung Quốc và có khả năng gặp nguy cơ bất ổn chính trị”.

Sean Taylor của DWS Group cho rằng vụ bắt giữ CFO của Huawei Technologies gần đây và việc tăng cường kiểm soát các công ty Trung Quốc có thể làm phức tạp hóa quá trình đàm phán.

“Thời điểm tiến tới thỏa thuận Mỹ-Trung thật khó để dự báo”, Taylor cho biết. “Kịch bản cơ sở của chúng tôi là vào cuối quý 1/2019”.

Nhiều người cho rằng “việc ép buộc chuyển giao công nghệ” cho các công ty Trung Quốc là vấn đề khó giải quyết trong các cuộc đàm phán này.

Tetsuji Sano của Sumitomo Mitsui Asset Management, thận trọng cho biết, mặc dù Trung Quốc có thể đưa ra các điều khoản về mất cân bằng thương mại song phương và quyền sở hữu trí tuệ, nhưng họ không thể thỏa hiệp nếu Mỹ đề cập tới các chính sách công nghệ cao và các ngành công nghiệp khác. Sano lưu ý rằng Trung Quốc dần phụ thuộc nhiều hơn vào các ngành công nghiệp tạo giá trị gia tăng lớn và không thể tạm ngưng chính sách thúc đẩy các mảng tinh vi hơn.

Arjen van Dijkhuizen của ABN AMRO cho rằng, mặc dù Trung Quốc không có khả năng từ bỏ mô hình tư bản Nhà nước, nhưng có khả năng là họ có thể thỏa hiệp về bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Đánh giá về chiến tranh thương mại trong năm 2019, các chuyên gia kinh tế cũng có nhiều bất đồng. 7 chuyên gia trong số này cho biết cuộc chiến sẽ giảm bớt căng thẳng dần dần, trong khi 4 chuyên gia dự báo có ít thay đổi và 4 chuyên gia khác cho rằng căng thẳng có thể leo thang.

“Việc Mỹ áp thuế lên phần hàng hóa còn lại từ Trung Quốc sẽ bắt đầu gây thiệt hại nghiêm trọng tới tới người tiêu dùng Mỹ và lượng cử tri của ông Trump”, Susan Joho của Julius Baer cho hay. “Vì vậy, ông Trump có thể tỏ ra thận trọng hơn. Tuy nhiên, việc nâng thuế quan từ 10% lên 25% có khả năng xảy ra trong năm 2019”.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.