17 công ty báo lỗ, ngành chứng khoán lộ rõ sự phân hóa
Investing.com -- Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông tôn trọng các công ty vẫn duy trì hoạt động tại Nga, nhưng sẽ có cách nhìn khác đối với những bên "đóng sầm cửa" khi rời đi.
Gần đây, các nhà đầu tư ngày càng hy vọng rằng xung đột Nga - Ukraine sẽ sớm kết thúc và Mỹ có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Moskva. Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 18/3, ông Putin đã đồng ý với đề xuất ngừng tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày. Những thông tin này đã khiến khả năng các doanh nghiệp phương Tây quay lại Nga trở nên khả thi hơn.
Kể từ khi chiến tranh Nga - Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, hơn 1.000 doanh nghiệp đã rời bỏ Moskva trong suốt ba năm qua. Một số đã bán tài sản hoặc chuyển giao quyền quản lý cho các lãnh đạo địa phương, trong khi một số khác đã từ bỏ hoàn toàn các tài sản ở Nga. Các công ty như Danone và Carlsberg thậm chí đã bị quốc hữu hóa và bán tài sản.
Một số công ty, bao gồm Renault, McDonald (NYSE:MCD)’s và Henkel, đã ký các thỏa thuận rời đi, nhưng họ có thể mua lại tài sản ở Nga trong tương lai. Tuy nhiên, các điều khoản cụ thể không được tiết lộ.
Trong một sự kiện dành cho doanh nghiệp Nga tổ chức tại Moskva vào ngày 18/3, ông Putin cho biết đã yêu cầu chính phủ Nga kiểm tra kỹ các công ty phương Tây có thỏa thuận mua lại tài sản, để đảm bảo mọi trường hợp đều được xem xét kỹ lưỡng. Ông nhấn mạnh rằng mặc dù tôn trọng các công ty tiếp tục làm việc tại Nga, nhưng sẽ có sự đánh giá khác đối với những công ty đã "đóng sầm cửa" khi rời đi.
Các công ty rời đi do áp lực chính trị và bán tài sản với giá thấp sẽ không thể mua lại các tài sản đó. "Khi những khoảng trống mà họ để lại được các doanh nghiệp Nga lấp đầy, như chúng tôi vẫn nói, con tàu đã rời cảng", Tổng thống Nga phát biểu.
Kể từ tháng 6/2022, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế McDonald’s tại Nga đã hoạt động dưới tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, vậy thôi). Hai tháng sau, thương hiệu cà phê Stars Coffee đã ra đời để thay thế Starbucks. Tháng 4/2023, các cửa hàng KFC trước đây ở Nga mở cửa trở lại dưới tên Rostic’s.
Theo thống kê của Reuters vào tháng 3/2024, các doanh nghiệp phương Tây ước tính đã thiệt hại khoảng 107 tỷ USD do rời khỏi Nga, bao gồm cả mất mát doanh thu. Kirill Dmitriev, Giám đốc quỹ đầu tư của Chính phủ Nga RDIF, cho biết riêng các doanh nghiệp Mỹ đã mất 324 tỷ USD vì ngừng hoạt động tại Nga.
Cũng trong sự kiện hôm 18/3, ông Putin cảnh báo các doanh nghiệp Nga rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với cá nhân và công ty Nga không phải là tạm thời. Dù có thể được nới lỏng, các rào cản khác vẫn có thể xuất hiện.
"Chúng ta không nên kỳ vọng vào sự tự do hoàn toàn trong thương mại, thanh toán và dòng vốn. Các đối thủ sẽ luôn tìm cách làm suy yếu và kìm hãm chúng ta", ông giải thích. Theo Bộ Tài chính Nga, hiện nước này đang chịu hơn 28.500 lệnh trừng phạt.
Sau ba năm xung đột, nền kinh tế Nga không sụp đổ như những dự báo ban đầu vào đầu năm 2022. Năm ngoái, GDP của Nga tăng 4,1%, vượt qua dự báo và cao hơn mức 3,6% của năm 2023. Năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Nga giảm chỉ 2,1%, thấp hơn rất nhiều so với dự báo giảm 10-15% khi chiến sự mới bắt đầu.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga vẫn chịu nhiều thiệt hại. Việc di cư và tuyển dụng liên quan đến chiến sự khiến Nga thiếu lao động trong những năm qua, với tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức thấp kỷ lục 2,3%.