Giảm 40%
🔥 Chiến lược chọn cổ phiếu bằng AI, Người khổng lồ công nghệ, tăng +7,1% trong tháng 5.
Hãy hành động ngay khi cổ phiếu vẫn đang NÓNG.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Nhà xưởng Trung Quốc bị bỏ không vì chiến tranh thương mại

Ngày đăng 17:55 28/08/2019
Nhà xưởng Trung Quốc bị bỏ không vì chiến tranh thương mại
MSFT
-
ADSGN
-
NKE
-

Vietstock - Nhà xưởng Trung Quốc bị bỏ không vì chiến tranh thương mại

Thuế nhập khẩu của Mỹ buộc nhiều thương hiệu lớn chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, khiến nhiều nhà máy tại đây lao đao.

Trên Bloomberg, Ding Shui Po - Chủ tịch hãng trang phục thể thao Xtep International Holdings cho biết, một phần tư cơ sở sản xuất hàng thể thao ở Trung Quốc đã bị bỏ không. Nhiều nhà máy đã phải giảm giá 10% cho các công ty trong nước như Xtep để tận dụng dây chuyền đó. Đây là hậu quả của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung kéo dài, khiến nhiều thương hiệu lớn rời bỏ nhà máy tại nước này. "Các nhà máy đang chịu sức ép khổng lồ", Ding nói.

Trung Quốc từ lâu đã là công xưởng của thế giới. Việc nhà máy bị bỏ hoang càng khiến các hãng sản xuất tại Trung Quốc lao đao, do họ vốn đã chật vật trong bối cảnh Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất 3 thập kỷ. Ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đã được định hình suốt hàng thập kỷ qua tại đây đang thay đổi rất mạnh.


Dụng cụ bị bỏ bên ngoài một nhà máy giày đã đóng cửa ở Ôn Châu (Trung Quốc). Ảnh: Bloomberg


Hàng loạt công ty, từ Microsoft (NASDAQ:MSFT) đến Giant Manufacturing, đã rời Trung Quốc. Số lượng ngày càng tăng khi chiến tranh thương mại leo thang. Cuối tuần trước trên trang cá nhân, ông Trump còn yêu cầu các công ty Mỹ tìm điểm sản xuất thay thế Trung Quốc, trong đó có "trở về Mỹ".

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Nhà cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới - Li & Fung tuần trước cũng cho biết đang tích cực giúp khách hàng, trong đó có các hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, tìm nguồn cung khác ngoài Trung Quốc. Họ đã giúp một hãng bán lẻ của Mỹ giảm phụ thuộc nguồn cung vào Trung Quốc, từ 70% xuống 20%, chỉ trong 2 năm.

Ngành công nghiệp xuất khẩu trang phục thể thao của Trung Quốc có quy mô 4,7 tỷ USD. Ding cho biết thị trường nội địa đang lên có thể bù đắp phần nào nhu cầu bên ngoài đi xuống. "Nhờ chuyển hướng sang sản xuất và bán tại Trung Quốc, các nhà máy rút ngắn được chu kỳ sản xuất. Điều này có thể có lợi cho họ", ông nói.

Ding cho biết các hãng sản xuất trang phục thể thao trong nước, như Xtep vẫn hoạt động ổn định. Đầu năm nay, họ mua một công ty của Mỹ, bổ sung thêm vài thương hiệu giày thể thao. Họ cũng đang lên kế hoạch mở rộng sản xuất các thương hiệu quốc tế này tại Trung Quốc, để tận dụng chi phí thấp hiện tại. "Chúng tôi có thể sản xuất trong các nhà máy ở Trung Quốc. Đó là một lợi thế", ông nói.

Dù vậy, nhu cầu hàng thể thao tại Trung Quốc chỉ vào khoảng 40 tỷ USD năm ngoái, chưa bằng một nửa của Mỹ (117 tỷ USD), theo số liệu của Euromonitor International. Phần lớn người tiêu dùng Trung Quốc lại thích phong cách của các thương hiệu quốc tế như Nike (NYSE:NKE), Adidas (DE:ADSGN) và Under Armour.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Ding cho rằng việc này có thể thay đổi theo thời gian. "Khoảng cách giữa các thương hiệu trong nước và quốc tế sẽ dần thu hẹp", ông nói. Thị phần của Xtep hiện là 4,6%. Họ đang tìm cách tăng gấp 5 doanh thu bán lẻ, lên 50 tỷ NDT (7,1 tỷ USD) trong thập kỷ tới.

Ding kỳ vọng người tiêu dùng trẻ Trung Quốc, đặc biệt là thế hệ 9X, chuộng thương hiệu trong nước hơn. "Họ tự tin vào sức mạnh của Trung Quốc và đồng cảm với các thương hiệu nội địa", ông nói.

Hà Thu

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.