Nhiều tỷ phú Mỹ đưa ra những dự báo bi quan, cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ sớm gặp khủng hoảng.
Dữ liệu việc làm được công bố 1 ngày sau đó cũng khá tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp đã ở dưới ngưỡng 4% trong 21 tháng liên tiếp. Trước đó, GDP Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 4,7% trong quý III, trở thành đầu tàu của kinh tế thế giới trong lúc châu Âu và Trung Quốc đều giảm tốc.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang ở trong trạng thái chờ đợi và quan sát để quyết định bước hành động tiếp theo sẽ là gì. Tuy nhiên, gần đây nhiều tỷ phú Mỹ lại đang ở trong tâm trạng khá lo lắng và bắt đầu hành động để đối phó với điều tồi tệ. Liệu có phải các tỷ phú biết được điều gì mà người thường không thể nhận ra?
Tỷ phú mới nhất lên tiếng báo động về nền kinh tế lớn nhất thế giới là Stanley Druckenmiller, nhà sáng lập của Duquesne Family Office, công ty chuyên quản lý tài sản cho giới siêu giàu.
Druckenmiller từng là "cánh tay phải" giúp George Soros quản lý quỹ Quantum Fund. Ông nổi tiếng sau khi giúp huyền thoại bán khống kiếm được 10 tỷ USD nhờ đặt cược chống lại đồng bảng Anh năm 1992. Sau đó ông quản lý 12 tỷ USD trên cương vị chủ tịch của Duquesne Capital Management. Tuy nhiên năm 2010 quỹ này đóng cửa.
Tại hội nghị Sohn Invesment 2023 diễn ra cuối tháng 10, ông nhận định doanh số bán lẻ chậm lại và cuộc khủng hoảng của các ngân hàng khu vực là 2 nguyên nhân chính sẽ đẩy kinh tế Mỹ đến tình trạng tồi tệ.
Theo dự báo của Druckenmiller, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên trên 5% (tháng 10 chỉ số này đã tăng lên 3,9%), lợi nhuận của các doanh nghiệp sụt giảm 20% và có nhiều doanh nghiệp phá sản. Đó là những dấu hiệu gọi tên 1 cuộc “hạ cánh cứng”.
“Tôi không dự báo điều gì tồi tệ hơn thời điểm 2008. Nhưng để quản lý rủi ro tốt thì sẽ là khôn ngoan khi bạn sẵn sàng đón nhận những thứ thật sự tồi tệ sẽ xảy ra”, ông nói.
Trong khi đó, Jeffrey Gundlach, nhà sáng lập DoubleLine Capital, gần đây nhiều lần cảnh báo nhà đầu tư hãy chuẩn bị cho
Gần đây, huyền thoại đầu cơ Ray Dalio, nhà sáng lập Bridgewater Associates, cũng nói về nguy cơ khủng hoảng tài chính với thâm hụt ngân sách của Mỹ đã lên đến gần 1.700 tỷ USD.
Và, 2 tuần trước, CEO Jamie Dimon của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan Chase phát biểu tại Riyadh rằng đây chính là “thời kỳ nguy hiểm nhất mà thế giới phải đối mặt trong mấy chục năm trở lại đây”.
Tỷ phú Druckenmiller. Ảnh: Reuters. |
Amini, CIO của Helium Advisors, không đồng tình với những nhận xét này. “Các tỷ phú đang lớn tiếng cảnh báo về nguy cơ nền kinh tế sụp đổ thực chất đang cố gắng nhắn nhủ “đừng phá vỡ mô hình kinh doanh của chúng tôi”, ông nói.
Theo Amini, giá trị vốn hóa của các công ty mà các tỷ phú này sở hữu đã tăng rất mạnh trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi mà lãi suất ở mức siêu thấp.
“Fed đang tăng mạnh lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ đương nhiên sẽ tạo ra nhiều thứ không lường trước được. Thanh khoản đang bị rút ra khỏi thị trường, trong khi chúng ta có quá nhiều dữ liệu cả tích cực và tiêu cực”, ông nói.
Đầu tuần trước, Druckenmiller tiết lộ ông đã vào chi một số tiền lớn để mua trái phiếu ngắn hạn. Theo tỷ phú này, ở nước Mỹ có 1 niềm tin mãnh liệt là về dài hạn thì giá cổ phiếu sẽ luôn luôn tăng. Tuy nhiên, "như tôi đã nói từ cách đây vài năm và hiện vẫn tin vào điều đó, S&P 500 sẽ giảm về mức cách đây 10 năm". Cần phải có "1 cú điều chỉnh lớn" vì hiện giá cổ phiếu đang ở mức phi phí so với lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Ông còn khẳng định Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã mắc phải sai lầm lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ khi không thể tận dụng thời kỳ lãi suất siêu thấp.
"Khi lãi suất gần bằng 0, tất cả mọi người đều tái tài trợ khoản vay, các doanh nghiệp thì tăng vay nợ. Nhưng không may là 1 định chế quan trọng đã không làm điều đó: Bộ Tài chính Mỹ".
Mỹ là cường quốc số 1 thế giới với GDP vượt trội, vì sao người dân vẫn cảm thấy tồi tệ?