🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Lý do giá cả tại Mỹ tăng mạnh nhất trong vòng 30 năm

Ngày đăng 17:11 16/11/2021
Lý do giá cả tại Mỹ tăng mạnh nhất trong vòng 30 năm
DJI
-
GPR
-

Vietstock - Lý do giá cả tại Mỹ tăng mạnh nhất trong vòng 30 năm

Nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ bật tăng mạnh mẽ sau khi chạm đáy trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, nguồn cung không thể phục hồi với tốc độ tương tự.

Lạm phát cao đang ăn mòn túi tiền của các hộ gia đình Mỹ. Số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 10/11 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 6,2% trong tháng 10 so với năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ năm 1990.

CPI lõi - loại trừ giá thực phẩm và nhiên liệu - tăng 4,6% so với năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 8/1991. Chỉ riêng giá xăng đã tăng 12,3% trong tháng trước, đóng góp vào hơn 50% mức tăng chung. Giá xe và thực phẩm cũng vọt lên mạnh.

Giá hàng tạp hóa đã tăng 5,4% trong năm qua, đánh dấu một trong những mức tăng lớn nhất trong vòng 2 thập kỷ. Câu hỏi đặt ra là vì sao giá hàng hóa tăng chóng mặt. Theo CNN, vào mùa xuân năm 2020, dịch Covid-19 lan rộng và kéo tụt nền kinh tế toàn cầu.

Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng cao nhất trong vòng 30 năm qua. Ảnh: Reuters.

Phục hồi mạnh mẽ

Các nhà máy trên khắp thế giới phải dừng hoạt động, mọi người bị mắc kẹt trong nhà, nhà hàng phải đóng cửa và máy bay không được bay. Hàng triệu người mất việc. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng vọt từ 3,5% vào tháng 2/2020 lên 15%.

Nhưng đến đầu mùa hè năm nay, nhu cầu đã trở lại. Quốc hội Mỹ và Tổng thống Joe Biden thông qua dự luật kích thích trị giá 1.900 tỷ USD. Tiền mặt và trợ cấp thất nghiệp chảy vào túi tiền của người Mỹ.

Mọi người bắt đầu mua sắm, đẩy nhu cầu từ 0 lên 100. Nhưng nguồn cung không dễ dàng trở lại như vậy. "Khi các vị 'tắt công tắc' nền kinh tế toàn cầu, các vị không thể đơn giản bật lại và mong nó trở về tốc độ trước đây", CNN nhận định.

Chẳng hạn, các nhà sản xuất ôtô đã bị giáng đòn nặng vì đại dịch. Bất cứ doanh nghiệp thông minh nào cũng sẽ tạm thời đóng cửa và cố gắng giảm thiểu thiệt hại.

Các gói kích thích kinh tế giúp nhu cầu phục hồi trở lại. Ảnh: Reuters.

Các nhà máy sản xuất ôtô bị đóng cửa, nhưng đại dịch lại thúc đẩy nhu cầu ôtô, bởi người tiêu dùng lo ngại về việc lây nhiễm virus trên những phương tiện giao thông công cộng và tránh đi máy bay.

Trong khi đó, việc sản xuất ôtô đòi hỏi một lượng lớn bộ phận, đến từ vô số các nhà máy khác nhau trên thế giới. Không dễ dàng để vừa duy trì hoạt động của những nhà máy này, vừa đảm bảo sức khỏe của người lao động.

"Các nhà kinh tế học thường mô tả lạm phát là hiện tượng quá nhiều tiền sẵn sàng chi ra để đổi lấy số lượng nhỏ hàng hóa. Đó chính xác là những gì xảy ra với ôtô", CNN nhận định.

Nút thắt cổ chai

Cùng với đó là các "nút thắt cổ chai" trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhu cầu tăng cao, nguồn cung hạn chế và sự đình trệ trong sản xuất đã đẩy giá cả tăng phi mã.

Tất cả ôtô hiện đại đều phụ thuộc vào nhiều loại chip máy tính. Những con chip đó cũng được sử dụng trong điện thoại di động, thiết bị gia dụng, TV, máy tính xách tay và nhiều mặt hàng khác. Tất cả đều chứng kiến nhu cầu tăng vọt.

Nguồn cung xe mới khan hiếm cũng đẩy giá ôtô đã qua sử dụng tăng vọt, khiến lạm phát gia tăng hơn nữa. Theo CNN, một số chủ sở hữu ôtô đã có thể bán chiếc xe đã qua sử dụng với giá cao hơn giá mua mới cách đây 1-2 năm.

Consumer Sentiment Index (chỉ số tâm lý người tiêu dùng) - do Đại học Michigan khảo sát - đã giảm xuống 66,8 trong tháng 11 vì lạm phát kỷ lục. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2011 và thấp hơn nhiều so với ước tính của Dow Jones (72,5).

Lạm phát làm tổn hại đến túi tiền của người Mỹ. Việc đảo ngược xu hướng này là ưu tiên hàng đầu đối với tôi.

Tổng thống Mỹ Joe Biden

Người tiêu dùng đang e ngại rủi ro lạm phát. Cùng với đó là sự thiếu niềm tin vào các hành động phù hợp của những nhà hoạch định chính sách Mỹ.

Các nhà kinh tế cho rằng giá cả và tiền lương sẽ cùng tăng trong năm 2022. Nhưng khó có thể dự đoán đà tăng mạnh thế nào và kéo dài trong bao lâu.

Ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách là gỡ các "nút thắt cổ chai" của chuỗi cung ứng, nhằm vận chuyển và phân phối hàng hóa với tốc độ như trước đại dịch. Nhưng bất cứ cú sốc nào cũng có thể cản trở quá trình phục hồi.

Các nhà kinh tế kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua tăng lãi suất và thu hẹp những gói kích thích kinh tế khẩn cấp, từ đó làm giảm tỷ lệ lạm phát.

Hôm 10/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đang thực hiện các bước để kìm hãm lạm phát. "Lạm phát làm tổn hại đến túi tiền của người Mỹ. Việc đảo ngược xu hướng này là ưu tiên hàng đầu đối với tôi", ông nhấn mạnh.

Nhưng nhu cầu đối với hàng hóa có thể giảm xuống khi các gói kích thích kinh tế giảm dần, hoặc những lo ngại về điều kiện tài chính thắt chặt hơn làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng.

Thảo Phương

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.