🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Căng thẳng Mỹ-Trung đe dọa lĩnh vực thương mại và công nghệ toàn cầu

Ngày đăng 16:21 28/07/2020
Căng thẳng Mỹ-Trung đe dọa lĩnh vực thương mại và công nghệ toàn cầu
AAPL
-

Vietstock - Căng thẳng Mỹ-Trung đe dọa lĩnh vực thương mại và công nghệ toàn cầu

Nếu Mỹ-Trung không thể hóa giải những khác biệt về thương mại thì đó sẽ là “đòn giáng” vào các nhà xuất khẩu hai nước và các nền kinh tế châu Á đang cung cấp nguyên liệu, linh kiện cho Trung Quốc.

* Huyền thoại Ray Dalio: Xung đột Mỹ-Trung có thể chuyển sang ‘cuộc chiến về vốn’

* Doanh nghiệp toàn cầu ‘nghẹt thở’ trước căng thẳng Mỹ-Trung

* Nguy cơ căng thẳng Mỹ-Trung Quốc lan sang lĩnh vực chứng khoán

Container hàng hóa được xếp tại cảng ở Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Là hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, lợi ích của Mỹ và Trung Quốc từ lâu đã đan xen chặt chẽ.

Tuy nhiên, căng thẳng ngày càng leo thang trong mối quan hệ Mỹ-Trung đang trở thành mối đe dọa không chỉ với kinh tế của hai nước này, mà còn với phần còn lại của thế giới.

Trong diễn biến mới nhất, Tổng Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, Trung Quốc, đã phải đóng cửa vào ngày 27/7.

Đây là kết quả của việc Trung Quốc trả đũa Mỹ sau khi Wasinhgton yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa Tổng Lãnh sự quán ở Houston hồi tuần trước.

Giữa lúc chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang “nóng” lên, giới phân tích cho rằng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ còn tồi tệ hơn trong thời gian tới.

Lĩnh vực bị ảnh hưởng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất khi quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xấu đi chính là thương mại.

Cả hai nước đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến thuế quan nổ ra vào năm 2018 liên quan tới tham vọng công nghệ và thặng dư thương mại của Trung Quốc.

Nếu các cuộc đàm phán tiến tới việc chấm dứt tranh chấp thương mại thất bại, hoạt động thương mại toàn cầu có thể phải đối mặt với áp lực sụt giảm, giữa bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang lao đao bởi đại dịch COVID-19.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, ngay cả sau khi Tổng thống Donald Trump áp đặt các lệnh trừng phạt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba của các nhà xuất khẩu Mỹ, đồng thời còn là một thị trường “khổng lồ” về hàng hóa và dịch vụ được các công ty lớn của Mỹ, từ General Motors đến Burger King đặt làm nơi sản xuất.

Kim ngạch nhập khẩu nông sản, chất bán dẫn và các hàng hóa khác của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm 11,4% trong năm 2019, song vẫn vượt quá 100 tỷ USD.

Trong khi đó, việc xuất khẩu sang Trung Quốc đang giúp tạo công ăn việc làm cho gần 1 triệu người Mỹ, mặc dù con số đó đã giảm 10% so với mức cao nhất ghi nhận trong năm 2017.

Bởi vậy, nếu cả hai nước không thể hóa giải những khác biệt về thương mại, thì đó sẽ là một “đòn giáng” không chỉ vào các nhà xuất khẩu của họ, mà còn vào các nền kinh tế châu Á khác đang cung cấp nguyên liệu và linh kiện cho các nhà máy của Trung Quốc.

Công nghệ cũng là lĩnh vực được lưu ý đặc biệt trong mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông, máy tính, y tế và công nghệ khác của Mỹ và Trung Quốc cũng như các thị trường mà họ hoạt động đều có sự liên quan mật thiết.

Các tên tuổi lớn của ngành công nghệ Mỹ như Apple (NASDAQ:AAPL), Dell, Hewlett-Packard và nhiều hãng khác đang dựa vào các nhà máy Trung Quốc để lắp ráp hầu hết các mẫu điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác.

Những nhà máy này lại cần chip xử lý và các linh kiện khác từ Mỹ, Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và châu Âu.

Các động thái mới đây, bao gồm việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hạn chế tập đoàn công nghệ “khổng lồ” Huawei của Trung Quốc tiếp cận các linh kiện và thành phần công nghệ của Mỹ, có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và gây tổn hại hàng tỷ USD cho các nhà cung cấp, đặc biệt là các công ty ở Thung lũng Silicon.

Trung Quốc là thị trường hàng đầu của Apple và các thương hiệu công nghệ khác của Mỹ. Quốc gia Đông Bắc Á này cũng đang trở thành đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh về công nghệ với các thương hiệu điện thoại thông minh, thiết bị y tế và các lĩnh vực khác của Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ vốn được xem là thị trường hàng đầu tiêu thụ hàng hóa có giá trị gia tăng cao nhất của Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc đã kêu gọi các nhà xuất khẩu nước này tìm thị trường khác, nhưng các nhà phân tích cho rằng thị trường châu Á và thậm chí châu Âu đã không mua được hàng hóa có giá trị cao như vậy./.

Minh Trang

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.