🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Xuất khẩu thép vẫn sẽ tích cực khi tiêu thụ trong nước giảm tốc. Thị trường 16/8

Ngày đăng 09:57 16/08/2021
© Reuters.
HCM
-
HPG
-
HRC
-
VDS
-

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam khởi động tuần mới sau thông tin TP. HCM (HM:HCM) tiếp tục dãn cách theo Chỉ thị 16 đến ngày 15/9 sẽ có những tin tức gì mới? Xuất khẩu thép vẫn sẽ tích cực khi tiêu thụ trong nước giảm tốc, lạm phát sẽ không 'vượt trần' nếu CPI tăng 1%/tháng trong giai đoạn cuối năm. Dưới đây là nội dung thông tin đáng chú ý trong chuyển động phiên giao dịch đầu tuần thứ Hai ngày 16/8.

  1. Xuất khẩu thép vẫn sẽ tích cực khi tiêu thụ trong nước giảm tốc

Trong nửa đầu năm nay, doanh nghiệp Việt Nam bán hơn 14 triệu tấn thép các loại, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, thị trường xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng hơn khi sản lượng tăng 84,4% lên 3,42 triệu tấn. Tỷ trọng xuất khẩu trong tổng tiêu thụ cải thiện từ chưa đầy 18% của cùng kỳ lên hơn 24,3%.

Tôn mạ là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm nay với 1,46 triệu tấn, xấp xỉ mức cả năm 2020 và vượt cả năm 2019. Xuất khẩu thép cuộn cán nóng (HRC (HM:HRC)) cũng cải thiện vượt bậc khi tăng 127% so với nửa đầu năm ngoái, đạt 693.000 tấn. Hoạt động xuất khẩu bứt tốc cho thấy nền kinh tế nhiều nước trên thế giới đang dần hồi phục từ hố sâu đại dịch COVID-19 trong khi năng lực sản xuất chưa bắt kịp.

Tuy nhiên, Giá thép xây dựng tăng nóng trong 5 tháng đầu năm nay nhưng đã hạ nhiệt trong tháng 6 và 7. Ví dụ cụ thể, từ ngày 21/6, Hòa Phát (HM:HPG) giảm giá thép cuộn 600.000 đồng/tấn và giảm giá thép thanh 200.000 đồng/tấn. Từ ngày 1/7, giá thép cuộn và thép thanh cùng giảm 300.000 đồng/tấn. Cùng với đó, sản lượng tiêu thụ thép trong các tháng 4, 5 và 6 đều giảm so với cao điểm trong tháng 3. Từ giữa tháng 7 đến nay, hàng chục tỉnh thành của nước ta đã phải giãn cách theo Chỉ thị 16 để chống dịch COVID-19, các dự án xây dựng dân dụng đã phải tạm dừng hoặc hoãn lại. Chỉ những dự án đầu tư công cấp thiết và quan trọng là được phép tiếp tục triển khai và phải đảm bảo phòng dịch nghiêm ngặt.

Nhu cầu nội địa đối với sản phẩm thép (gồm thép xây dựng và ống thép) trong quý III sẽ chịu ảnh hưởng nặng vì giãn cách xã hội. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh dần được khống chế thì nhu cầu "bị dồn nén" sẽ giúp sức tiêu thụ thép hồi phục.

Kỳ vọng vào ưu thế xuất khẩu. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu đã giúp làm giảm áp lực nguồn cung cho thị trường trong nước thời gian qua.

Theo phân tích mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (HM:VDS) (VDSC), doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam sở hữu một số lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ nước ngoài. Chênh lệch giá giữa EU và Việt Nam ngày càng nới rộng và dao động trong khoảng 300-530 USD/tấn. VDSC ước tính ước tính biên lợi nhuận gộp của các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể dao động từ 15% đến 25% trong nửa cuối năm 2021. Giả sử việc sản xuất mỗi tấn thép (bằng lò cao BOF) cần thải ra 1,85 tấn CO2, chi phí sản xuất ở EU sẽ cao hơn 120 USD so với Việt Nam và Ấn Độ do tốn chi phí cho quyền phát thải. Giá điện dao động trong khoảng 150-330 USD/MWh ở EU và 77 USD/MWh ở Việt Nam. Chi phí điện ở EU sẽ cao hơn 15-35 USD cho mỗi tấn thép sản xuất. Thép được sản xuất bằng lò điện chiếm 40% sản lượng thép ở châu Âu và có giá thành sản xuất cao hơn 15%-20% so với thép sản xuất bằng lò cao (BOF). VDSC cho rằng tiêu thụ thép cuộn cán nóng (HRC) sẽ tích cực nhờ nhu cầu mạnh mẽ của các nhà sản xuất hạ nguồn. Giá bán HRC trong quý III nhiều khả năng vẫn ở mức cao do Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang EU và Bắc Mỹ, những thị trường vốn cấm thép có xuất xứ từ Trung Quốc

Trong năm 2022, VDSC kỳ vọng mức tiêu thụ HRC sẽ vẫn ở mức cao. Chênh lệch giá thép cao giữa EU - Bắc Mỹ và Việt Nam cho phép Hòa Phát và Formosa xuất khẩu với lợi nhuận tốt. Bên cạnh đó, sản lượng tôn mạ có thể vẫn tích cực nhờ giá thép cạnh tranh ở Việt Nam và lĩnh vực xây dựng ở EU - Bắc Mỹ tiếp tục phục hồi.

Trong nửa đầu năm nay, Formsa sản xuất 2,33 triệu tấn HRC, xuất khẩu 694.000 tấn. Hòa Phát cho ra lò 1,33 triệu tấn, hoàn toàn tiêu thụ trong nước. Trong nửa cuối 2021, Hòa Phát có thể bắt đầu xuất khẩu trực tiếp HRC hoặc hưởng lợi gián tiếp từ việc bán HRC làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ trong nước như Hoa Sen, Nam Kim.

Về giá bán sản phẩm, giá HRC trong quý III nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức cao là 973 USD/tấn (tăng 24,8% so với quý trước) trong khi giá thép xây dựng giữ nguyên trong tháng 7. Giá HRC và tôn mạ xuất khẩu cao sẽ tiếp tục giúp tỷ suất lợi nhuận của Hòa Phát tăng trong quý III và bù lại ảnh hưởng tiêu cực của mảng thép xây dựng.

Theo VDSC, tiêu thụ có thể phục hồi trong quý IV nhờ yếu tố mùa vụ và các dự án bị hoãn lại trong quý III, nhưng vẫn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh. Nhu cầu yếu cùng chi phí sản xuất tăng sẽ đặt áp lực lên biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thép xây dựng trong nửa cuối 2021.

  1. Lạm phát sẽ không 'vượt trần' nếu CPI tăng 1%/tháng trong giai đoạn cuối năm

Mới đây, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã có buổi làm việc với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc đánh giá kết quả điều hành giá 7 tháng đầu năm 2021, dự báo và đề xuất các giải pháp điều hành giá trong các tháng cuối năm.

Tại buổi họp, báo cáo của Bộ Tài chính chỉ ra rằng, tình hình kinh tế thế giới nửa đầu năm 2021 nhìn chung có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế châu Á đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới. Điều này gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, có nguy cơ đẩy giá cả leo thang và đe dọa sự phục hồi hậu đại dịch Covid-19 của kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Theo Bộ Công thương, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng cao, đặc biệt là nguyên, nhiên vật liệu dùng trong sản xuất. So với thời điểm tháng 12/2020, giá dầu thô WTI tăng 53,1%, giá dầu thô Brent tăng 46,2%; giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới có xu hướng tăng ở hầu hết các mặt hàng. Đặc biệt là giá nguyên liệu sắt, thép tăng mạnh, bình quân 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2020, giá một số quặng sắt và thép phế, phôi thép nhập khẩu tăng từ 57-101%.

Tại Việt Nam, dữ liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2021 tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng đầu năm 2021 tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020.

Một số nguyên nhân gây áp lực lên mặt bằng giá như: giá một vài mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng do chi phí nguyên liệu đầu vào cũng như nhu cầu trong nước tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng; mặt hàng xăng dầu, LPG trong nước giá tăng do tác động từ thị trường thế giới; giá gạo trong nước có xu hướng tăng theo giá gạo xuất khẩu trong một số thời điểm đầu năm… Nhưng cũng có một số nguyên nhân làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: tổng cầu nền kinh tế vẫn chưa hồi phục; giá các mặt hàng thực phẩm trong đó có thịt lợn, thịt gà giảm; các nhóm hàng trong danh mục nhà nước định giá về cơ bản được giữ ổn định hoặc không xem xét tăng giá…

Trong 4 tháng còn lại của năm 2021, nếu CPI tăng 1%/tháng thì lạm phát không 'vượt trần'

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian còn lại của năm 2021, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Ước tính CPI ở những tháng còn lại có dư địa tăng trên 1%/tháng so với tháng trước để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%. Tuy nhiên, ước tính này chỉ là tương đối vì công tác kiểm soát lạm phát vẫn có thể gặp rủi ro đến từ tình hình thế giới do xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược; giá cả một số mặt hàng biến động tại một số thời điểm tại địa phương bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Vì vậy, việc kiểm soát lạm phát cần hướng tới việc kiểm soát để tạo thuận lợi cho công tác kiểm soát lạm phát trong năm 2022. Trước đó vào 22/7, Chính phủ cũng nhấn mạnh việc kiên định theo đuổi “mục tiêu kép”, thực hiện linh hoạt sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc. Thay vào đó, những chính sách sẽ thay đổi nhằm ưu tiên giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế- xã hội tùy từng thời điểm, từng nơi, từng địa phương, địa bàn, cơ quan, đơn vị.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Đồng thời, chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021. Tăng cường công tác tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường giá cả và thực hiện chế độ báo cáo kịp thời theo quy định.

Trong bối cảnh dịch bệnh, các địa phương cũng cần đẩy mạnh thực hiện công tác kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.