Theo Nasdaq, một điểm bất lợi của VFS là hơn 70% doanh số bán xe máy và xe chở khách vào năm ngoái đều đến từ GSM, công ty con của Vingroup (HM:VIC). Trong một bài viết mới đây, Nasdaq đã đề cập và phân tích tiềm năng của VinFast (VFS), hãng xe điện Việt Nam.
Cổ phiếu VFS của doanh nghiệp “nhà” tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh sau khi niêm yết trên Nasdaq vào hồi tháng 8/2023 và từng đạt mức 93 USD/cp, giúp vốn hóa công ty vượt 200 tỷ USD, gần gấp đôi giá trị thị trường của Ford (NYSE:F) và General Motors cộng lại.
Tuy nhiên, VFS sau đó đã điều chỉnh và xác lập mức đáy mới tại 3,6 USD/cp (đóng cửa phiên 12/4), theo đó vốn hóa cũng giảm còn khoảng 8,4 tỷ USD. Tuy nhiên, cả 4 nhà phân tích của Nasdaq về cổ phiếu VFS đều đánh giá đây là cổ phiếu nên “mua mạnh” (strong buy). Mức giá mục tiêu trung bình mà họ đưa ra là 10,5 USD/cp, cao hơn 2,9 lần giá hiện tại.
Cổ phiếu VinFast (VFS) về mức thấp nhất kể từ khi niêm yết |
Theo Nasdaq, một điểm bất lợi của VFS là hơn 70% doanh số bán xe máy và xe chở khách vào năm ngoái đều đến từ Công ty Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM), công ty con của Tập đoàn Vingroup (VIC).
Tuy vậy, VFS đang nhắm đến thị trường SUV và cung cấp nhiều lựa chọn ở nhiều mức giá. Mẫu xe tiếp theo của VFS là chiếc xe điện mini VF 3, có phạm vi hoạt động khoảng 285 km và được cho là sẽ có giá khởi điểm khoảng 20.000 USD (gần 500 triệu đồng).
VFS cũng đang nỗ lực xây dựng cơ sở sản xuất ở Mỹ. VinFast đang thành lập một nhà máy ở North Carolina, qua đó có thể giúp hãng đủ điều kiện nhận các ưu đãi liên bang về xe điện.
Bên cạnh đó, VFS còn có kế hoạch mở nhà máy ở Ấn Độ và Indonesia. Giữa lúc xe điện Trung Quốc khó tiếp cận thị trường ở nhiều quốc gia, VFS có lợi thế hơn vì đặt trụ sở tại Việt Nam.
>> Nước đi thần tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Đem hàng tỷ USD đổ vào thành phố ‘nhen nhóm’ sốt đất