Theo Geoffrey Smith
Investing.com – Hôm nay, thị trường chứng khoán Châu Âu một lần nữa đứng trước những sự kiện chính trị, nhưng lần này, thị trường được hỗ trợ để tăng mạnh hơn.
Lúc 4:50 AM ET (0850 GMT), chỉ số Euro Stoxx 600 đã tăng 1,1%, cao nhất trong hơn một tháng. Chỉ số DAX của Đức đã tăng 1,3%, lần đầu tiên trở lại trên mức 12.000 kể từ ngày 1 tháng 8, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,2%.
Các làn sóng tăng giá trên thị trường được hỗ trợ bởi một báo cáo trên tờ South China Morning Post cho biết người đứng đầu cơ quan lập pháp của Hồng Kông, Carrie Lam, dự kiến sẽ rút dự luật gây tranh cãi, nguyên nhân của các cuộc biểu tình suốt ba tháng qua nhằm chống lại sự xâm phạm quyền công dân.
Tin tức này là đặc biệt có lợi cho các công ty kinh doanh hàng hóa xa xỉ, vốn thu được khoản tiền đáng kể từ doanh thu và lợi nhuận của các cửa hàng ở Hồng Kông, và đã chịu ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình trong quý vừa qua. Cổ phiếu của Kering có trụ sở tại Pháp, chủ sở hữu của Gucci, tăng 3,7%, trong khi Louis Vuitton Moet Hennessy tăng 3,4%. Cổ phiếu của Burberry niêm yết ở Anh tăng 3,6%, trong khi tại Ý Moncler và Salvatore Ferragamo tăng lần lượt 3,5% và 2,7%. Tại Thụy Sĩ, Rich Richemont tăng 3,9%.
Cổ phiếu của các ngân hàng có thị trường tập trung ở châu Á cũng tăng mạnh ở London, với HSBC tăng 2,1% và Standard Chartered tăng 3,6%.
Các cổ phiếu ở Anh nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ thông tin chính trị trong nước, khi các thành viên nghị viện chống lại “Brexit không có thỏa thuận” cuối ngày hôm qua đã giành được sự ủng hộ để nắm quyền kiểm soát chương trình nghị sự của Hạ viện, phá bỏ một cách hiệu quả chiến thuật của Thủ tướng Boris Johnson nhằm rút những thỏa hiệp vào phút cuối từ EU sau khi diễn ra Brexit. Chỉ số FTSE 100 của Anh là một trong những chỉ số hoạt động kém hiệu quả nhất ở châu Âu vào thứ Tư, do đồng bảng tăng 1,5% đã tác động đến các cổ phiếu đa quốc gia thuộc nhóm chỉ số này, tuy nhiên, FTSE 100 vẫn tăng 0,8%.
Chỉ số tăng vượt trội nhất là FTSE MIB 30 của Ý, tăng 1,6% sau khi các thành viên của Phong trào Năm sao bỏ phiếu ủng hộ một thỏa thuận với Đảng Dân chủ cực tả để thành lập chính phủ mới.
Mặc dù vậy, có thể còn quá sớm để vui mừng. Diễn biến chính trị ở cả 3 nơi đều có vẻ tích cực vào ban đầu, tuy nhiên vẫn còn những góc tối nhất định. Không có sự đề cập đến việc bà Lam đã tìm kiếm hay nhận được sự hỗ trợ từ Bắc Kinh. Điều đó có nghĩa là mối đe dọa can thiệp mạnh mẽ hơn đã không được loại bỏ.
Thứ hai, Thủ tướng Johnson đã phản ứng với thất bại của mình bằng cách nói rằng ông muốn có một cuộc tổng tuyển cử, dựa trên bằng chứng của ba năm qua - và các cuộc thăm dò dư luận hiện nay – điều này không đảm bảo sẽ chấm dứt toàn bộ những mối lo ngại về mặt tâm lý về tình hình Brexit.
Thứ ba, căng thẳng giữa các thành viên của liên minh mới của Ý rất rõ ràng và ăn sâu đến mức dường như chính phủ sẽ không tồn tại lâu hơn bất kỳ chính phủ nào trong số 70 người tiền nhiệm kể từ Thế chiến thứ hai.
Tuy nhiên, tất cả những điều đó dường như là vấn đề của thời điểm khác.