Vietstock - Cổ phiếu vua khởi đầu năm mới “kém vui”
Tâm lý chốt lời để “ăn Tết” bao trùm thị trường chứng khoán khiến thanh khoản và giá cổ phiếu ngân hàng cũng trở nên kém vui trong tháng đầu năm 2025.
Trong tháng 1/2025, thị trường phân hóa mạnh với nhiều mã biến động trái chiều trong giai đoạn đón chờ thông tin kết quả kinh doanh quý 4/2024, cũng như kế hoạch kinh doanh năm 2025 của các doanh nghiệp. Thị trường cũng giao dịch với thanh khoản ở mức thấp khi nhà đầu tư đang thận trọng chờ những thông tin này để định giá lại, đánh giá triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp. Cùng với đó là áp lực giảm tỷ trọng đầu cơ ngắn hạn khi kỳ nghỉ dài - Tết Nguyên đán đến gần.
Khép lại tháng giao dịch đầu tiên của năm 2025, VN-Index đi lùi 1% so với phiên cuối năm 2024, về mức 1,259.63 điểm (cuối phiên 23/1/2025). Tuy nhiên, chỉ số ngành ngân hàng vẫn giữ được đà tăng nhẹ 1.36% so với cuối năm 2024, lên mức 787.85 điểm theo dữ liệu VietstockFinance.
Vốn hóa phân hóa
Trong tháng 1, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng tăng thêm 102,183 tỷ đồng, lên mức gần 2.2 triệu tỷ đồng (tính đến 23/1/2025), tỷ lệ tăng tương đương 4.9% so với mức 2.1 triệu tỷ đồng của phiên cuối năm 2024.
Nguồn: VietstockFinance
|
Lực đẩy giúp vốn hóa toàn ngành dâng cao chủ yếu đến từ khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của ông lớn BIDV (HM:BID) tăng thêm gần 1.2 tỷ cp (tỷ lệ tăng 21%) sau khi nhà băng này hoàn tất phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông.
Mặt khác, thị giá BID cũng ghi nhận mức tăng khá trong nhóm ngân hàng gốc Nhà nước (tăng 6% trong tháng 1), giúp vốn hóa BID tăng cao nhất nhóm (tăng 29%), trong khi vốn hóa VCB (HM:VCB) và CTG (HM:CTG) chỉ tăng nhẹ 1%, tương ứng mức tăng của thị giá.
Ngoài ra, vốn hóa ngành ngân hàng đi lên còn có sự góp sức lớn từ 2 cổ phiếu ngân hàng nhóm tư nhân là LPB (HM:LPB) và SSB với thị giá tăng lần lượt 13% và 12% so với cuối năm 2024.
Hơn nữa, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của LPB cũng tăng thêm 429.7 triệu cp do ngân hàng hoàn tất phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ thực hiện quyền 16.8%. Qua đó đưa vốn hóa của LPB tăng mạnh nhất ngành trong tháng 1, ghi nhận mức tăng 32%, lên hơn 105 ngàn tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
|
Thanh khoản thu hẹp
Tháng 1 có gần 130 triệu cp ngân hàng được chuyển giao mỗi ngày, giảm 26% so với tháng trước, tương đương giảm hơn 46 triệu cp/ngày. Giá trị giao dịch cũng giảm 25%, còn gần 2,889 tỷ đồng/ngày.
Nguồn: VietstockFinance
|
Trong đó, ngoại trừ SGB (gấp 297 lần), HDB (HM:HDB) (tăng 35%), BVB (tăng 26%), BID (tăng 16%), MBB (HM:MBB) (tăng 4%), NAB (tăng 2%) có thanh khoản cải thiện, các cổ phiếu ngân hàng còn lại đều sụt giảm thanh khoản.
Với mức giảm 70%, EIB (HM:EIB) và VAB là hai mã có thanh khoản giảm mạnh nhất trong tháng qua, lần lượt về còn 7.3 triệu cp/ngày và 135,043 cp/ngày.
Tháng này, thanh khoản cổ phiếu HDB vươn lên dẫn đầu với hơn 12.8 triệu cp được giao dịch khớp lệnh mỗi ngày và 4.8 triệu cp/ngày được “sang tay”, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 17.6 triệu cp, tăng 35% so với tháng trước.
PGB dù không phải là nhà băng giảm thanh khoản mạnh nhất (giảm 52%) nhưng lại là nhà băng có thanh khoản thấp nhất ngành chỉ với 3,992 cp được giao dịch mỗi ngày, giá trị giao dịch chưa đến 60 triệu đồng/ngày.
Nguồn: VietstockFinance
|
Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ cổ phiếu vua
Khởi đầu năm mới, khối ngoại bán ròng gần 24 triệu cp ngành ngân hàng, giá trị đạt 1,030 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
|
Cổ phiếu HDB được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với hơn 18 triệu cp (411 tỷ đồng) trong tháng qua. Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu STB với gần 17 triệu cp, giá trị tương đương 595 tỷ đồng.
Khang Di