"Cái thời điểm giá thép tăng mạnh, cổ phiếu Hòa Phát (HM:HPG) tăng một mạch lên đỉnh 58.000 đồng (trước điều chỉnh) cũng là lúc tôi mua vào với kỳ vọng giá còn tăng nữa". Đến thời điểm hiện tại, hoàn toàn có thể khẳng định Tập đoàn Hòa Phát (Mã HPG - HoSE) là doanh nghiệp có số lượng cổ đông lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam khi ghi nhận "quân số" lên đến cả chục vạn.
Quy mô này bỏ xa những doanh nghiệp đầu ngành như Vinhomes (HM:VHM), Vingroup (HM:VIC), Novaland (HM:NVL), Sacombank (HM:STB), Chứng khoán SSI (HM:SSI), Thế giới Di động (HM:MWG)... Năm 2022, HPG chính là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất sàn chứng khoán với hàng tỷ đơn vị được trao tay.
Diễn biến giá cổ phiếu HPG 5 năm gần nhất |
Vì sao Hòa Phát lắm cổ đông? Có thể giải thích nôm na rằng đây là một doanh nghiệp đầu ngành, có quy mô lớn và có những câu chuyện lớn. Tuy nhiên, không phải tất cả cổ đông nắm giữ HPG đều có được niềm vui.
Giai đoạn giá thép thế giới tăng mạnh từ nửa cuối năm 2020 đến hết năm 2021, cổ phiếu Hòa Phát ghi nhận mức tăng 3,6 lần và lập đỉnh 43.890 đồng/cp (giá sau điều chỉnh) vào ngày 28/10/2021. Khi đó, HPG là chủ đề được cộng đồng nhà đầu tư bàn luận trên mọi diễn đàn.
Tại ĐHCĐ thường niên 2020 (tổ chức ngày 25/6), Hòa Phát khi đó chỉ có chưa đến 34.900 cổ đông, nắm giữ 2,76 tỷ cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ĐHCĐ thường niên 2021, con số ghi nhận đã là gần 62.900.
Thậm chí, chỉ một năm sau đó, số lượng nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu HPG đã tăng gần 100.000, đạt hơn 161.000 cổ đông.
Nói về nỗi buồn của các nhà đầu tư khi cổ phiếu “mãi chưa về bờ”, không thể bỏ qua trường hợp của cổ đông HPG. Từ mức đỉnh lịch sử 43.890 đồng hồi tháng 10/2021, thị giá này đã điều chỉnh và chạm đáy 12.100 đồng vào ngày 10/11/2022.
Đến thời điểm hiện tại, HPG mới hồi phục về mức giá 28.650 đồng/cp (giá kết phiên 2/5/2024). Điều này đồng nghĩa, những cổ đông neo giá cao phải cần thêm nhiều thời gian nữa để đợi cổ phiếu VN30 quay trở lại đỉnh cũ.
Bên lề ĐHCĐ một năm về trước, một nhà đầu tư chia sẻ với người viết: "Cái thời điểm giá thép tăng mạnh, cổ phiếu Hòa Phát tăng một mạch lên đỉnh 57.000-58.000 đồng (trước điều chỉnh) cũng là lúc tôi mua vào với kỳ vọng giá còn tăng nữa".
Tháng 5/2023, khi HPG ở quanh vùng 21.000-22.000 đồng/cp, tại ĐHCĐ thường niên của Hòa Phát, một số cổ đông đã gọi cổ phiếu HPG là “giấy lộn” và phản đối kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu. Nhiều cổ đông HPG sau đó đã "rời tàu". Minh chứng dễ thấy nhất là việc số cổ đông ghi nhận tại Đại hội năm 2024 đã giảm hơn 13.200 so với mức kỷ lục hơn 179.100 được ghi nhận một năm về trước.
Không chỉ nhà đầu tư cá nhân mà cả những công ty chứng khoán như Everpia, Chứng khoán Rồng Việt (HM:VDS) và những doanh nghiệp "tay ngang" như CTCP Hoá An (DHA) và Công ty CMC (HM:CMG) đều từng phải cắt lỗ cổ phiếu HPG.
“Dù vậy, vẫn có những cổ đông lãi đậm nhờ HPG nếu mua được ở vùng giá thấp và kiên trì nắm giữ. Chẳng hạn, sau nhiều năm nắm giữ, đến cuối năm 2023 CTCP Nhà Đà Nẵng (Mã NDN (HN:NDN)) đang tạm lãi 42 tỷ đồng với danh mục đầu tư HPG.Cổ phiếu Hòa Phát từ tốt đến rất tốt
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long chia sẻ tại ĐHCĐ thường niên 2024
Hay như cổ đông Đàm Vĩnh Cường (79 tuổi, thương binh) chia sẻ tại ĐHCĐ mới đây, ông đã dùng tiền lương hưu bộ đội của mình để mua cổ phiếu Hoà Phát từ năm 2009 với mục đích để dành cho con cháu và ông đã lãi kha khá. Một số cổ đông khác là nhân viên văn phòng, người nghỉ hưu… chia sẻ họ đã mua gom HPG nhiều năm nay, tăng cường mua khi cổ phiếu chạm đáy và đến nay họ thấy mình quyết định đúng.
Trên thị trường, vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào vị thế của Hòa Phát và uy tín của ban lãnh đạo tập đoàn thép hàng đầu Việt Nam. Tại hội trường có hơn 1.000 nhà đầu tư tham dự, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long mới đây cũng nhấn mạnh: "Cổ phiếu Hòa Phát từ tốt đến rất tốt".
>> Chuyện ĐHCĐ 2024: Những câu nói của lãnh đạo Hòa Phát, Hoa Sen khiến cổ đông thép 'giật mình'