Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Cơ hội đầu tư nào với ngành thép, vận tải biển và bán lẻ

Ngày đăng 15:00 12/11/2021
Cập nhật 08:02 12/11/2021
Cơ hội đầu tư nào với ngành thép, vận tải biển và bán lẻ

Vietstock - Cơ hội đầu tư nào với ngành thép, vận tải biển và bán lẻ

Mỗi ngành nghề có một đặc thù kinh doanh riêng, và trong từng giai đoạn sẽ có các tiềm năng tăng trưởng khác nhau. Việc nhận diện được xu hướng phát triển của ngành sẽ hỗ trợ cho nhà đầu tư (NĐT) tăng khả năng thành công. Với 3 nhóm ngành đang được nhà đầu tư quan tâm, các chuyên gia SSI (HM:SSI) đã đưa ra góc nhìn về triển vọng các nhóm ngành này trong thời gian tới.

Ngay từ khi bắt đầu buổi thứ 5 trong chuỗi NDH eConference, các chuyên gia đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến các cổ phiếu trong 3 nhóm ngành trên, về tiềm năng từng cổ phiếu, mức độ ảnh hưởng của các cổ phiếu bởi dịch bệnh…

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư – CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng, để trả lời cho từng cổ phiếu, cần nhìn nhận lại tiềm năng của riêng từng ngành, cần nhìn kỹ xu hướng và mức độ ảnh hưởng của xu hướng đó mạnh hay yếu tới lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngành. Có xu hướng khiến DN trong ngành có sự tăng trưởng mạnh gấp đôi trong quá khứ, nhưng cũng có xu hướng chỉ tác động cải thiện 1 chút tỷ suất lợi nhuận của Doanh nghiệp. Đồng thời, bà Phương cũng khuyến nghị nhà đầu tư cũng cần xác định xu hướng đó kéo dài bao lâu. Như thời gian qua, Covid gây ra hiện tượng đứt gãy nguồn cung, hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ trong khi nhu cầu tăng cao ở các nền kinh tế mở cửa sớm – đã tạo ra chênh lệch cung cầu, khiến giá hàng hóa tăng mạnh giúp DN trong ngành đó hưởng lợi. Dĩ nhiên, sẽ có các ngành có sự phục hồi nhanh, có ngành cần thêm thời gian sau Covid nên mức độ ảnh hưởng cũng vì vậy có thể kéo dài 1-2 năm. Đó cũng chính là lí do cần phải phân tích ngành để tăng khả năng thành công hơn khi đầu tư.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .
Bà Hoàng Việt Phương và ông Nguyễn Hoàng Giang

Ngành vận tải biển – chu kỳ vốn dài 10 năm nhưng lại có mức tăng giá cực ấn tượng thời gian này

Ông Nguyễn Hoàng Giang, trưởng nhóm nghiên cứu phân tích ngành vận tải – logistic – hàng không của SSI Research đã chia sẻ hai nhóm nguyên nhân cho hiện tượng này.

Theo đó, 10 -15 năm trước là khoảng thời gian các hãng vận tải biển quốc tế đầu tư ồ ạt đội tàu biển. Khi xảy ra khủng hoảng, giá cước sụt giảm mạnh do chênh lệch cung cầu quá lớn, các hãng tàu buộc phải neo đậu, hoặc “bán sắt vụn” các con tàu tuổi đời mới chỉ 15-20 tuổi (so với mức ngừng sử dụng trung bình là 35-40 tuổi), ngưng đóng mới – đưa nguồn cung tàu biển tiệm cận gần hơn với nhu cầu. Nhưng cũng chính vì vậy, dịch bệnh Covid bất ngờ ập đến tạo ra thiếu hụt nguồn cung tạm thời do đứt gãy chuỗi cung ứng, trong khi nhu cầu vận tải phục hồi mạnh, các hãng tàu lại không có đủ tàu để chạy dẫn đến thiếu hụt.

Trong ngắn hạn, Covid đã khiến giá cước tăng mạn, và việc này có thể được xử lý nếu nhìn vào số lượng đóng tàu mới trong năm 2020-2021 đã tăng vọt, dự kiến sử dụng 2022-2023 nên nguồn cung sẽ được đẩy lên cân bằng hơn, theo đó, có thể xử lý vấn đề này trong 2 năm tới.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Về dài hạn, xu hướng giá tăng chính là các hãng tàu biển có xu hướng tăng liên minh, liên kết. Hiện, Top 10 hãng tàu lớn trên thế giới chiếm đến 90% tổng thị phần chỉ nằm trong khoảng 2-3 liên minh hãng tàu. Ông Giang cho biết, chưa thấy các liên minh hãng tàu biển có động lực tách ra hay tạo liên minh mới – đây là nhân tố dài hạn giữ giá cước ở mức cao, ít nhất ở 5-10 năm tới.

Với góc nhìn về ngành như vậy, ông Giang đưa ra 3 xu hướng chính của ngành vận tải biển đã vã sẽ tiếp diễn. Cụ thể, Xu hướng sử dụng cảng nước sâu khi các liên minh hãng tàu tăng sử dụng các tàu trọng tải siêu lớn và gộp tuyến. Theo đó, việc xây dựng các cảng có quy mô lớn, nước sâu và cầu bến dài để tiếp nhận các tàu trọng tải lớn đang là xu thế tất yếu không thể đảo ngược tại các nền kinh tế có biển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Với xu hướng này, các cổ phiếu có thể hưởng lợi là GMD (HM:GMD), VSC (HM:VSC), SGP (HN:SGP), PHP (HN:PHP), MVN.

Xu hướng giá cước vận tải neo ở mức cao cũng đến từ các liên minh lớn kiểm soát phần lớn thị phần tàu biển thế giới - là xu hướng bền vững. Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu thuộc DN có thể hưởng lợi là GMD, HAH, VOS, VNA, MVN.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Và xu hướng cuối cùng, theo ông Giang là xu hướng tăng sử dụng container để vận tải hàng hoá. Dự báo xu hướng vận tải container đường biển sẽ tăng do có nhiều ưu điểm hơn so với container hàng rời như giảm bớt nhu cầu nhân công, kho bãi – và sẽ là xu hướng dài hạn. Cổ phiếu có thể hưởng lợi là GMDHAH.

Ngành thép - đang hưởng lợi từ cả sản lượng và giá bán tăng cao.

Ông Đào Minh Châu, trưởng nhóm Vật liệu Cơ bản SSI Reasearch cho biết, theo ước tính, tổng nhu cầu sử dụng thép tăng 14% sau giai đoạn đi ngang năm 2020. Yếu tố tác động tới cầu ngành thép trước tiên đến từ chính sách đẩy mạnh đầu tư công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của phần lớn các quốc gia, nên Chính Phủ các nước đưa ra các gói kích thích trong nền kinh tế, trong đó có đầu tư cơ sở hạ tầng hàng trăm tỷ USD như ở Trung Quốc, Mỹ, EU… Đồng thời đưa ra chính sách nới lỏng tiền tệ gồm hạ lãi suất, bơm tiền…qua đó kích thích người dân tiêu dùng, mua bất động sản- tác động tới vật liệu xây dựng. Thông thường, khoảng 50% nhu cầu của ngành thép thế giới là sử dụng cho xây dựng bất động sản.

Ông Đào Minh Châu
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Ngoài ra, ngành ô tô chiếm 15-20% nhu cầu sử dụng thép cũng có xu hướng gia tăng khi người dân hạn chế sử dụng phương tiện công cộng. Và yếu tố không kém phần quan trọng là trong bối cảnh tiền rẻ, lãi suất thấp nên thúc đầu hoạt động đầu cơ tích trữ hàng hoá cả thị trường cơ sở lẫn phái sinh – khiến giá thép tăng mạnh.

Dĩ nhiên, đứt gãy nguồn cung cũng ảnh hưởng tới ngành thép, các quốc gia sản xuất thép lớn như Mỹ, EU, Ấn Độ và các quốc gia cung cấp nguyên vật liệu đầu vào chính như Úc, Brazi… đều có thời gian đóng cửa nhiều tháng trong năm 2020. Gần đây, tổng sản lượng thép có xu hướng hồi phục nhưng chưa bắt kịp tốc độ hồi phục của nhu cầu. Ngoài ra, đứt gãy nguồn cung khién thời gian vận chuyển và chi phí tăng cao hơn.

Nhân tố tác động khác là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới Trung Quốc đang cắt giảm sản lượng thép để xử lý vấn đề ô nhiễm… đã tác động tới giá thép tăng mạnh từ tháng 3/2020 tới nay. Trong đó giá thép khu vực Châu Á có mức tăng 50-100%, thậm chí giá thép ở quốc gia phát triển như Mỹ, Eu, do sự thiếu hụt cục bộ trên nên giá thép tăng 3-4 lần.

Trong quá khứ, giá thép luôn có biến động mạnh theo gía thép thế giới, tăng giảm vài chục %, theo đó, thời gian tới, ông Châu cho rằng, trước diễn biến đang có sự điều chỉnh giá cả hàng hoá sau mức tăng kỷ lục và đạt đỉnh, thì có thể ngành thép cũng sẽ có điều chỉnh so với mức đỉnh.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Cho quý 4/2021- quý 1/2022, ông Châu đánh giá ngành thép vẫn tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ. Vì nhiều DN đã chốt được giá thép cao cho các hợp đồng xuất khẩu cuối năm, đồng thời, giá thép Việt Nam có sự lệch pha so với giá thép thế giới, nghĩa là giá thế giới giảm thì giá thép tại Việt Nam trong ngắn hạn phục hồi lại nhờ nhu cầu dồn nén do giãn cáhc

Về sản lượng xuất khẩu cũng đang tốt, các DN xuất khẩu tôn mạ thì có đơn full công suất cho năm sau, thị trừơng nội địa đang tốt. Nhưng dài hạn thì giá thép Việt Nam năm sau sẽ điều chỉnh so với mức cao năm nay.

Theo đó, một số DN trên sàn có thể giảm lợi nhuận 10-30% năm 2022 so với đỉnh kỷ lục trong năm 2021, trong đó các DN đầu ngành HPG (HM:HPG), HSG (HM:HSG), NKG (HM:NKG) với thế mạnh thị phần, thương hiệu, tài chính thì có thể sụt giảm thấp hơn.

Ngành bán lẻ - chịu tác động tiêu cực tới các lĩnh vực không thiết yếu, sụt giảm nhẹ ở các lĩnh vực thiết yếu.

Bà Phạm Huyền Trang, trưởng nhóm ngành hàng tiêu dùng bán lẻ SSI Reasearch cho biết, DN hoạt động trong lĩnh vực không thiết yếu như trang sức, nước giải khát, các nhà hàng… bị ảnh hưởng tiêu cực do giãn cách. Trong khi đó, nhu cầu về tiêu thụ thực phẩm tăng mạnh và các hệ thống bán lẻ tiêu dùng thiết yếu hưởng lợi tốt trong dịch. Đặc biệt là xu hướng kênh bán lẻ hiện đại tăng trưởng tốt hơn bán lẻ truyền thống.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Các con số cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh tới ngành này. Doanh số bán lẻ toàn quốc (hàng hoá và dịch vụ) đạt gần 4 triệu tỷ đồng năm 2020, chiếm 50,7% GDP, doanh số bán lẻ của Việt Nam tăng trưởng trung bình 10,2%/năm trong 1 thập kỷ qua. Và lần đầu tiên, doanh số bán lẻ sụt giảm sâu 30,8% trong quý 3/2021 do giãn cách xã hội nghiêm ngặt.

Bà Phạm Huyền Trang

Đánh giá về xu hướng ngành bán lẻ sau dịch bệnh, bà Trang đưa ra 3 xu hướng chính, gồm xu hướng tiêu dùng theo mô hình chữ K. Theo khảo sát của Kanta, các hộ gia đình thu nhập thấp lo lắng vì covid ảnh hưởng thu nhập, họ sẽ chi tiêu ít hơn cả ở các mặt hàng thiết yếu. Theo đó các công ty hàng tiêu dùng cũng đang có xu hướng thay đổi cơ cấu sản phẩm chuyển sang sản phẩm có giá thấp hơn. Ngược lại với những người dân có thu nhập cao, nhu cầu chi tiêu chỉ bị ảnh hưởng ngắn hạn và hồi phục sau khi mở cửa, theo đó trang sức, ô tô… sẽ tăng trưởng mạnh ở các tháng sau.

Xu hướng thứ 2 là kênh bán lẻ hiện đại đang lấy được nhiều thị phần hơn từ kênh bán lẻ truyền thống nhờ “chất xúc tác” là dịch bệnh Covid. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên theo đà tăng của tốc độ đô thị hoá và thu nhập khả dụng của người dân. Và cũng do dịch bệnh, nên kênh thương mại điện tử dù đóng góp chưa lớn trong tổng doanh số bán lẻ nhưng đang có xu hướng tăng lên khi người dân sử dụng thường xuyên hơn trong mùa dịch.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Và xu hướng thứu 3 là doanh nghiệp nội chiếm lĩnh thị trường bán lẻ. Nhiều năm trước, các chuỗi bán lẻ hiện đại chủ yếu trong tay các ông lớn nước ngoài, thì này với sự tham gia của các tập đoàn tư nhân lớn với mức độ am hiểu người dùng hơn – đang có tốc độ mở chuỗi rất nhanh. Bà Trang đánh giá đây là xu hướng tích cực, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nội địa, mang lại nhiều hơn lợi ích cho người tiêu dùng.

Hiện, chuỗi chương trinh NDHeConference do SSI và NDH.vn tổ chức đã được đăng tải trên kênh youtube chính thức của SSI.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.