Theo Lan Nha
Investing.com - NHNN tiếp tục hoạt động phát hành tín phiếu xuyên suốt tuần trước, với tổng khối lượng phát hành là 46,9 nghìn tỷ đồng ở kỳ hạn 28 ngày. Phương thức đấu thầu là cạnh tranh lãi suất, và lãi suất trúng thầu có xu hướng tăng dần – kết tuần tại 1,3% (so với mức 1,0% trong phiên giao dịch tuần trước đó). Bên cạnh đó, NHNN đều đặn chào thầu trên kênh kỳ hạn 7 ngày ở mức tối thiểu (1 nghìn tỷ đồng/ngày) và không có khối lượng trúng thầu nào được ghi nhận.
Kết tuần, NHNN hút ròng gần 46,9 nghìn tỷ đồng từ thị trường, đưa khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường lên mức 140,7 nghìn tỷ đồng. Về diễn biến lãi suất trên thị trường 2, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng dần lên mức 1,3% và thu hẹp chênh lệch với lãi suất USD thu hẹp xuống chỉ còn -380 điểm cơ bản.
Trong báo cáo mới nhất, NHNN cho biết, tính đến cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng đạt 6,9% so với cuối năm 2022 – cao hơn so với mức ước tính ban đầu (6,1-6,2%) tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ (9 tháng 2022: 11,1%). Sự bứt tốc này có thể đến từ yếu tố mùa vụ vào cuối quý và xu hướng tín dụng trong tháng 10 là điểm quan trọng để thấy được hiểu quả của việc hạ lãi suất huy động/ cho vay từ phía các NHTM tới cầu tín dụng.
Nguồn: Bloomberg, SBV
Thị trường ngoại hối: Tỷ giá USD/VND tự do thu hẹp khoảng cách với tỷ giá niêm yết
Trong tuần trước, tâm điểm thị trường tập trung vào các dữ liệu về thị trường lao động của Mỹ. Trong đó, Bộ Lao động Mỹ công bố nước này tạo ra 336 nghìn việc làm phi nông nghiệp mới trong tháng 9, cao hơn so với mức 227 nghìn của tháng 8 và đồng thời tích cực hơn nhiều so với mức dự báo 171 nghìn.
Chiều ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ chỉ đi ngang ở mức 3,8% trong tháng 9, không giảm xuống mức 3,7% như dự báo. Sau dữ liệu trên, công cụ dự đoán của CME cho thấy thị trường đang đặt 80% kỳ vọng Fed sẽ không tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 11 – tăng từ mức 70% vào tuần trước đó. Đồng USD có một tuần biến động trái chiều và kết tuần chỉ số DXY giảm nhẹ 0,1%.
Các đồng tiền chủ chốt hầu như đều giảm giá so với USD như CAD -0,99% hay EUR -0,24%. Ngược lại, JPY (+0,31%) tăng nhẹ sau khi đồng JPY chạm ngưỡng tâm lý 150 vào giữa tuần.
Trên thị trường trong nước, diễn biến tỷ giá USDVND bật tăng nhẹ sau khi hạ nhiệt trong tuần trước đó. Tỷ giá liên ngân hàng kết tuần ở vùng VND (HM:VND) 24,390 – tăng 90 đồng so với tuần trước đó. Tỷ giá niêm yết của VCB (HM:VCB) duy trì ổn định hơn, quanh mốc VND 24,550. Trái ngược, tỷ giá tự do tiếp tục có một tuần biến động khá mạnh và thu hẹp khoảng cách với tỷ giá niêm yết.
Kết tuần, tỷ giá tự do giao dịch tại vùng VND 24,500 – VND 24,550 (tăng 100 đồng so với tuần trước). Một yếu tố đáng chú ý trong thời gian gần đây là biến động của giá vàng trong nước và quốc tế gần như ngược chiều nhau. Giá vàng thế giới trong tuần trước đã giảm tới -0,8% trong khi giá vàng SJC trong nước vẫn có xu hướng tăng nhẹ (0,4%) và nới rộng chênh lệch giá vàng SJC trong nước và thế giới lên đến gần 15 triệu đồng/lượng. Điều này chủ yếu đến từ nguồn cung vàng trong nước/nhập khẩu bị hạn chế và NHNN cũng đã phát tín hiệu sẽ sớm sửa đổi Nghị định 24 về điều kiện kinh doanh vàng trong thời gian tới.
Nguồn: Bloomberg, SSI (HM:SSI) Research
Thị trường trái phiếu chính phủ: Lợi suất TPCP bật tăng trên thị trường thứ cấp
Tuần trước, Kho bạc nhà nước (KBNN) đăng ký gọi thầu 5,75 nghìn tỷ đồng, ở các kỳ hạn 5, 10 và 15 năm và đã huy động 39% khối lượng gọi thầu (trong đó kỳ hạn 5 năm huy động được toàn bộ khối lượng gọi thầu). Lợi suất trúng thầu không thay đổi đối với kỳ hạn 10 và 15 năm và tăng 2 điểm cơ bản (đối với kỳ hạn 5 năm) so với phiên trước đó.
Trong tuần, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cũng đã thực hiện gọi thầu tổng cộng 2 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ bảo lãnh (TPCPBL), kỳ hạn 5, 10 và 15 năm, và có 500 tỷ đồng trúng thầu ở kỳ hạn 5 năm, với lợi suất 2,5%. Tính từ đầu năm đến nay, KBNN đã huy động thành công 251,1 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 63% kế hoạch năm.
Chính phủ mới gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về tình hình nợ công năm 2023, dự kiến năm 2024 và sơ kết 3 năm kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở thực hiện 9 tháng đầu năm, Chính phủ dự kiến nhu cầu huy động cả năm 2023 ước đạt 604,4 nghìn tỷ đồng (bằng 93,8% kế
hoạch), trong đó vay trong nước dự kiến sẽ huy động khoảng 547 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu phát hành trái phiếu Chính phủ. Tổng số khối lượng TPCP và TPCP bảo lãnh đã phát hành là 257 nghìn tỷ đồng và do vậy sẽ cần 190 nghìn tỷ đồng phát hành thêm trong Quý 4.
Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp bật tăng trong tuần trước. Kết tuần đóng cửa như sau: 1 năm (1,75%, +8 bps), 3 năm (1,75%; +4 bps); 5 năm (1,74%, -4 bps); 10 năm (2,87%, +19 bps); 15Y (3,03%, +16 bps); 20Y (3,06%, +8 bps) và 30Y (3,19%, +9 bps). Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tiếp tục biến động mạnh và giảm mạnh xuống 4,7 nghìn tỷ đồng/ngày (-60,7%), chủ yếu là do giao dịch outright (-68%). Khối ngoại giao dịch bán ròng 104 tỷ đồng trong tuần qua và 5,2 nghìn tỷ tính từ đầu năm.
Nguồn: HNX, VBMA