Những đợt tăng lãi suất mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - nhân tố đẩy đồng USD tăng giá bền bỉ từ đầu năm đến nay... khiến hàng hóa đồng loạt giảm Chỉ số Dollar-Index – đo lường sức mạnh đồng USD trong giỏ 6 đồng tiền chủ chốt hôm nay 28/11 đã tăng 0,35% lên mức 106.295 điểm vào lúc 10h30 (theo giờ Hà Nội).
Những rủi ro lớn đối với các nền kinh tế toàn cầu như Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược Zero-COVID; Fed tiếp tục tăng lãi suất hay xung động giữa Nga và Ukraine vẫn là nguyên nhân hỗ trợ đồng USD tăng giá.
Giá vàng đang giữ ở quanh mức 1.750 USD/oz giá vàng giao ngay giảm 0,2%.
Ngoài ra, giá dầu hôm nay còn chịu áp lực giảm giá bởi đồng USD phục hồi khi thị trường dự báo báo Fed sẽ tăng 50 điểm phần trăm lãi suất vào cuộc họp chính sách tháng 12 tới.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đứng ở mức 75,96 USD/thùng, giảm 0,32 USD/thùng trong phiên.
Giá dầu Brent đứng ở mức 83,46 USD/thùng, giảm 0,17 USD/thùng trong phiên.
Giá lúa mì kỳ hạn giảm mạnh - với hợp đồng kỳ hạn tháng 12 chạm mức thấp nhất kể từ ngày 22/8/2022 xuống mức 7,97 USD/bushel.
Giá USD tăng cao, doanh nghiệp lao đao vì chênh lệch tỉ giá
Cứ 1 triệu USD nhập khẩu hàng hóa trước đây trả khoảng 23 tỷ đồng thì nay đã lên gần 25 tỷ đồng. Ước tính mỗi tháng doanh nghiệp phải mất thêm hàng tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán KIS nhận định, đồng USD tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhập khẩu của Việt Nam, làm cho giá cả các mặt hàng nhập khẩu tăng lên.
Do đó, những ngành nào có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài nhiều thì sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời, những ngành đang vay vốn bằng đồng ngoại tệ cũng sẽ bị ảnh hưởng trong giai đoạn tới.
Ở chiều ngược lại, với các doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu, USD tăng giá khiến doanh thu xuất khẩu khi quy đổi sang đồng Việt Nam tăng. Tuy nhiên, doanh nghiệp khi sản xuất vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu, giá USD tăng khiến doanh nghiệp vừa bị gia tăng chi phí, vừa phải gánh khoản chênh lệch tỷ giá rất lớn nếu vay nợ bằng USD.
Chính phủ đang ra sức bình ổn tỷ giá đồng nội tệ và bảo vệ nền kinh tế trong nước trước những đợt tăng lãi suất mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Năm nay, Fed đã có 6 lần nâng lãi suất để chống lại tình trạng lạm phát cao nhất 4 thập kỷ ở Mỹ. Do lãi suất ở Mỹ tăng nhanh, giới đầu tư trên toàn cầu đổ tiền mạnh vào tài sản Mỹ, khiến các dòng tiền chảy ồ ạt về phía Mỹ và đẩy đồng USD tăng giá.
Kết quả là, đồng tiền của các nền kinh tế khác suy yếu so với USD, gây ra những đảo lộn to lớn ở nhiều nền kinh tế thuộc hàng lớn nhất thế giới, từ Nhật Bản và Trung Quốc tới Ấn Độ và Anh.
Đồng nội tệ mất giá đồng nghĩa một quốc gia phải chi nhiều hơn để nhập khẩu lương thực-thực phẩm, năng lượng và các hàng hóa khác. Sự gia tăng chi phí này đẩy cao lạm phát trong nước, gây tổn thất cho các hộ gia đình và góp phần gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.
Một trong những đợt can thiệp rõ nhất là Nhật Bản hồi tháng 9 đã chi gần 20 tỷ USD để bảo vệ tỷ giá đồng Yên, đánh giá cuộc can thiệp đầu tiên của nước này vào thị trường ngoại hối kể từ năm 1998.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã liên tục bán ra USD dự trữ để mua vào đồng nội tệ Rupee suốt từ tháng 3. Trong vòng 1 năm đến tháng 8 năm nay, RBI mua vào lượng Rupee trị giá 43 tỷ USD, và từ đầu năm đến nay, đồng Rupee đã mất giá khoảng 10% so với USD.
Ngân hàng Nhà nước đã giảm giá bán USD từ 24.870 đồng/USD xuống mức 24.860 đồng/USD, áp dụng từ ngày 11/11. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước giảm giá bán USD trong năm nay khi đã có 6 lần tăng giá bán trước đó từ 23.050 đồng/USD lên 24.870 đồng/USD, tăng khoảng 1.720 đồng, tương đương tăng 7,4% so với đầu năm.