Thu nhập phi tín dụng 'đỡ' lợi nhuận ngân hàng ra sao?

Ngày đăng 15:58 12/11/2020
Thu nhập phi tín dụng 'đỡ' lợi nhuận ngân hàng ra sao?
ACB
-
NVB
-
VND
-
BID
-
CTG
-
EIB
-
VPB
-
LPB
-
HDB
-
TCB
-

Vietstock - Thu nhập phi tín dụng 'đỡ' lợi nhuận ngân hàng ra sao?

Dịch Covid-19 tác động đến toàn bộ nền kinh tế là điều không thể chối cãi, tuy nhiên, vẫn có những mặt tích cực mà dịch bệnh này mang lại như cải thiện cơ cấu thu nhập của ngân hàng theo hướng hạn chế phụ thuộc vào cho vay.

Dịch Covid-19 ập đến đã làm đảo lộn mọi trật tự vốn dĩ tự nhiện nó phải thế, gây ảnh hưởng đến cả nền kinh tế nói chung, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nói riêng. Sản xuất đình trệ, xưởng không thể sản xuất, doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng kinh doanh, ngân hàng không cho vay được, “nồi cơm chính” bị ảnh hưởng trực tiếp. Do đó, các ngân hàng buộc phải thay đổi, tìm cách đẩy mạnh các nguồn thu ngoài lãi bù đắp cho sự suy yếu ở mảng tín dụng.

Trong 9 tháng đầu năm này, thu nhập lãi thuần của các ngân hàng tăng trưởng thấp hơn thu nhập ngoài lãi. Dù có tăng trưởng, thì tốc độ tăng trưởng nguồn thu chính cũng tăng thấp hơn cùng kỳ, chỉ dao động trong khoảng 10-30%, theo dữ liệu VietstockFinance. Thậm chí một số nhà băng gần như đi ngang như LPB (HM:LPB) (+5%), VietinBank (CTG (HM:CTG), +3%), VPBank (HM:VPB, +5%), Eximbank (HM:EIB, +1%). Ở chiều ngược lại, có đến 8/26 ngân hàng báo tăng trưởng lãi thuần âm, giảm mạnh nhất là Vietbank (VBB, -46%), Saigonbank (SGB, -15%)…

Trong khi hoạt động chính sụt giảm thì thu nhập ngoài lãi được đẩy mạnh, tốc độ tăng trưởng tính bằng lần như VietABank (gấp 5.4 lần), NCB (NVB (HN:NVB), gấp 4.4 lần), VBB (gấp 2.9 lần)…

Cơ cấu thu nhập của các ngân hàng 9 tháng đầu năm 2020. Đvt: Tỷ đồng

Xét về cơ cấu thu nhập, tỷ trọng nguồn thu ngoài lãi dù có cải thiện, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng từ 10-35% thu nhập hoạt động của các ngân hàng, còn lại là thu nhập từ hoạt đông chính. Trừ trường hợp của VBB đảo ngược so với xu thế chung khi thu nhập lãi thuần chỉ chiếm 38% thu nhập hoạt động, còn lại 62% là thu nhập ngoài lãi.

Một số ngân hàng vẫn còn quá phụ thuộc vào hoạt động chính, khi tỷ trọng thu nhập phi tín dụng dưới 10% như LPB (9%), NamABank (9.5%) và BAB (7%).

Thu từ dịch vụ giảm tốc

Thu nhập từ dịch vụ thường sẽ chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong nguồn thu phi tín dụng. Tuy nhiên, mùa Covid-19 này, tính trong 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập từ dịch vụ của 26 ngân hàng chỉ tăng 4.5% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng của nguồn thu này tại các ngân hàng chỉ tăng bình quân từ 7-30%.

Có đến 5/26 ngân hàng tăng trưởng âm từ hoạt động dịch vụ, trong đó BAB giảm mạnh nhất 22% (do giảm thu từ dịch vụ tư vấn (-60%), ghi nhận chi phí từ bưu điện, viễn thông), sau đó là SGB giảm 17% (chủ yếu do thu dịch vụ thanh toán giảm 19%)...

Thậm chí có một trường hợp thua lỗ ở hoạt động này là VietABank với mức lỗ 10 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, vẫn có những ngân hàng tăng mạnh nguồn thu từ dịch vụ như LPB (+79%), VBB (+71%), Techcombank (HM:TCB, +65%).

Thu từ ngoại hối, chứng khoán đầu tư tăng mạnh

Có thể nói 2 nguồn thu này kéo nhóm phi tín dụng tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm nay .

Xét về tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ ngoại hối, VietABank (gấp 21 lần) dẫn đầu dù con số tuyệt đối chỉ 21 tỷ đồng. Kế đến là TPBank có nguồn thu từ ngoại hối gấp 5.7 lần cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do giảm chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay và vàng (-63%), giảm chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ (-30%).

Nhiều ngân hàng báo lãi từ kinh doanh ngoại hối tính bằng lần như VBB (gấp 3.9 lần), SGB (gấp 3.7 lần), SeABank (gấp 3.2 lần), NamABank (gấp 2.7 lần)…

Tuy nhiên, vẫn có HDBank (HM:HDB, -58%) và OCB (-17%) báo giảm nguồn thu từ ngoại hối. Hay như VPB báo lỗ 220 tỷ đồng, TCB báo lỗ 13 tỷ đồng…

Song song đó, nhiều ngân hàng đẩy thu nhập từ chứng khoán đầu tư tăng mạnh nhờ tranh thủ bán chốt lời khi giá trái phiếu biến động mạnh như NCB (gấp 197 lần), ACB (HN:ACB) (gấp 191 lần) VietABank (gấp 17 lần).

Một số ngân hàng báo lãi lớn trong khi cùng kỳ báo lỗ như BIDV (HM:BID) lãi 1,009 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 266 tỷ đồng, VietinBank lãi 242 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 219 tỷ đồng.

Cơ cấu thu nhập phi tín dụng của các ngân hàng 9 tháng đầu năm. Đvt: Tỷ đồng

Mở rộng nguồn thu từ mảng khác do kinh doanh truyền thống gặp khó khăn

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV nhận xét các ngân hàng đang đa dạng hóa nguồn thu, trong đó có nguồn thu từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối có thể được xem là một trong những nguồn thu quan trọng chính. Các nguồn thu này đã tăng tích cực trong thời gian vừa qua, nguyên nhân chính là do nguồn thu từ tín dụng và một số nguồn khác tăng thấp, nên dễ nhận thấy được tỷ trọng của nguồn thu từ kinh doanh ngoại hối tăng mạnh. Trong khi thực tế về số tuyệt đối thì tăng không quá nhiều so với mọi năm.

Ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) giải thích nguyên nhân chính là do ngân hàng đang cố gắng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, cũng giống như phòng ngừa rủi ro.

Thứ nhất, trong bối cảnh kinh doanh truyền thống tín dụng khó khăn hơn các năm trước nên ngân hàng đang đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Thời gian qua, các ngân hàng huy động được rất nhiều nhưng cho vay ra khó.

Thêm nữa, NHNN cũng có chỉ đạo năm nay ngân hàng không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà phải hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy kinh tế do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên mảng kinh doanh truyền thống chắc chắn bị ảnh hưởng, do đó, ngân hàng phải mở rộng sang mảng khác, trong đó có kinh doanh ngoại hối.

Thứ hai, dòng tiền trong ngân hàng hiện nay rất dồi dào, không chỉ ngoại hối mà kể cả VND (HM:VND) song, cho vay ra rất khó. Dù doanh nghiệp có thể vay nội tệ và cả ngoại tệ, nhưng họ không có nhu cầu vay.

Vì doanh nghiệp thì khó khăn, đường bay quốc tế thì bị chặn, chưa kể một số doanh nghiệp vận tải, kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu không có nhu cầu vay.

Cát Lam

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.