Phố Wall khởi sắc, Dow Jones bật tăng hơn 800 điểmChứng khoán Mỹ đã có một đợt phục hồi mạnh vào ngày thứ Năm (13/10), với chỉ số Dow Jones vọt 1.300 điểm từ mức đáy lên mức đỉnh, khi nhà đầu tư bỏ qua thông tin về một báo cáo lạm phát nóng khác.
Kết phiên, chỉ số Dow Jones tăng 827,87 điểm (tương đương 2,83%) lên 30.038,72 điểm sau khi sụt hơn 500 điểm vào đầu phiên; S&P 500 tăng 2,6% lên 3.669,91 điểm qua đó ngắt mạch 6 phiên giảm liên tiếp; Nasdaq Composite tăng 2,23% lên 10.649,15 điểm.
Phiên giao dịch sôi động chứng kiến chứng khoán mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020 sau dữ liệu lạm phát nóng hơn dự báo và sau đó phục hồi đáng kinh ngạc. Dow Jones lấy lại hơn 1,300 điểm khi nhà đầu tư tiếp nhận báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 9 của Mỹ.
Ngày thứ Năm đánh dấu sự đảo chiều bật tăng trong phiên lớn thứ 5 trong lịch sử S&P 500 và đây cũng là mức phục hồi trong phiên lớn thứ 4 của Nasdaq Composite, theo SentimenTrader.
Giá dầu thế giới tăng 2%
Giá dầu tăng khoảng 2% vào ngày thứ Năm (13/10), do mức dự trữ dầu diesel thấp trước mùa đông đã thúc đẩy hoạt động mua vào và đảo chiều từ mức giảm đầu phiên sau khi dự trữ dầu thô và xăng cao hơn dự báo.
Kết phiên, hợp đồng dầu Brent tăng 2,22 USD (tương đương 2,4%) lên 96,47 USD/thùng sau khi giảm vào đầu phiên; hợp đồng dầu WTI tăng 1,93 USD (tương đương 2,2%) lên 89,20 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ các sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi đã mất 4,9 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 7/10 xuống 106,1 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2022 - cao hơn so với dự báo giảm 2 triệu thùng.
Giá vàng hôm nay đảo chiều giảm khi lạm phát tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báoGiá vàng giảm khi lạm phát tháng 9 tại Mỹ tăng cao hơn dự báo đã củng cố kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất mạnh tay.
Kết phiên, hợp đồng vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.663,05 USD/oz; hợp đồng vàng tương lai giảm 0,4% còn 1.670,20 USD/oz.
Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Mỹ tăng 0,4% trong tháng trước sau khi nhích 0,1% trong tháng 8.
Dữ liệu lạm phát báo hiệu Fed sẽ quyết liệt hơn trong cuộc chiến với lạm phát bằng cách nâng lãi suất với tốc độ nhanh hơn qua đó gây áp lực cho vàng.
Tỷ giá USD tiếp tục giảm nhẹ6h10 sáng 14/10 (giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động của USD với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 112,45 điểm - giảm 0,76%.
Greg Anderson, chiến lược gia ngoại hối tại BMO Capital Markets từ New York, Mỹ cho biết, sự đảo chiều của USD là một cú sốc trong bối cảnh thị trường đang hỗn loạn và chỉ cần một động thái nhỏ cũng đủ để gây ra tác động lớn.
Đồng Euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần so với USD sau đó tăng trở lại 0,7% đạt mức 0,9773 USD.
USD đã tăng vọt so với đồng franc Thụy Sĩ, chạm mức cao nhất kể từ tháng 5/2019 và chốt phiên ở mức tăng 0,2% đạt mốc 0,9995 franc.
Yên Nhật xuống đáy 32 nămYên Nhật tiếp tục trượt giá so với USD và xuống thấp nhất trong 32 năm trở lại đây trước đồn đoán Mỹ sẽ tăng lãi suất nhanh hơn.
Trong phiên 13/10, Yên Nhật có lúc giao dịch ở khoảng 147,65 yên đổi 1 USD vượt mốc 147,64 yên từng được ghi nhận vào năm 1998. Đây cũng là mức giá thấp nhất kể từ tháng 8/1990.
Yên Nhật tiếp tục trượt giá so với USD sau thông tin giá tiêu dùng tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 9/2022.
Yên bắt đầu giảm giá nhanh hơn kể từ tháng trước khi vượt mốc 140 yên đổi 1 USD trong những phiên đầu tháng 9.
Thông tin kinh tế tài chính đầu phiên 13/10: Chứng khoán Mỹ tiếp tục dò đáy, tỷ giá USD quay đầu