Dữ liệu phân tích các công ty tốt nhất: InvestingPro giảm tới 50% OffNHẬN ƯU ĐÃI

Quý 2, ngân hàng nào mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất?

Ngày đăng 14:30 09/07/2023
Cập nhật 17:11 09/07/2023
Quý 2, ngân hàng nào mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất?
ACB
-
BID
-
CTG
-
STB
-
VIB
-
VPB
-
LPB
-
HDB
-
BAB
-
TPB
-
TCB
-

Các ngân hàng đã xuống tiền mua lại khoảng 57.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong quý 2 - quán quân thuộc về ai?

Trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp công bố thông tin không thể thanh toán đúng hạn gốc – lãi trái phiếu, thì điểm sáng lại đến từ nhóm ngân hàng.

Thống kê từ HNX cho thấy riêng trong quý 2/2023 vừa qua đã có đến 17 ngân hàng xuống tiền mua lại trái phiếu trước hạn, tăng mạnh so với cùng kỳ và cả quý 1/2023. Tống khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn của nhóm ngân hàng đạt trên 57.000 tỷ đồng.

TPBank dành quán quân về mua lại trái phiếu trước hạn quý 2

Trong quý 2/2023 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – mã chứng khoán TPB (HM:TPB)) đã tổ chức 10 đợt mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 7.500 tỷ đồng - trở thành ngân hàng mua lại nhiều trái phiếu trước hạn nhất trong quý 2.

Về tình hình kinh doanh, quý 1/2023 TPBank đạt 1.413 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đến hết quý 1/2023 đạt 172.753 tỷ đồng, tăng 7,3% so với đầu kỳ. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,4%.

TPBank cũng mang tiền đi đầu tư với hơn 74.300 tỷ đồng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, tăng 11.800 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó có 21.600 tỷ đồng “chứng khoán nợ của các tổ chức kinh tế trong nước phát hành”. TPBank không nêu rõ đó là những khoản đầu tư nào.

Rất nhiều ngân hàng đã mua lại hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Nhóm các ngân hàng BIDV (HM:BID), OCB và MSB cũng đua nhau mua lại trái phiếu trước hạn trong quý 2 vừa qua. Mỗi ngân hàng trong TOP 2 này mua lại xấp xỉ 5.800-5.900 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.

Ngân hàng Á Châu (ACB (HM:ACB)) của vị chủ tịch trẻ tuổi Trần Hùng Huy cũng tổ chức mua lại 2 đợt trái phiếu trước hạn, mỗi lô 2.500 tỷ đồng. Tổng giá trị trái phiếu trước hạn mua lại 5.000 tỷ đồng.

Techcombank (HM:TCB) cũng là một trong số những ngân hàng xuống tiền mua lại nhiều trái phiếu trước hạn trong quý 2 vừa qua. Tổng Techcombank tổ chức 4 đợt mua lại với giá trị 4.500 tỷ đồng.

An Bình Bank (ABB), VPBank (HM:VPB), VIB (HM:VIB), HDBank (HM:HDB), Bắc Á Bank BAB (HN:BAB)), Bản Việt (BVB), Lienvietpostbank (LPB (HM:LPB)) và Sacombank (HM:STB) đều là những ngân hàng chi hàng nghìn tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn trong riêng quý 2 vừa qua.

Ba ngân hàng còn lại có mua lại trái phiếu trước hạn, nhưng giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, trong đó Vietinbank (HM:CTG) mua lại 800 tỷ đồng, Vietbank (VBB) mua lại 831 tỷ đồng còn Nam Á Bank (NAB) đã mua lại 200 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.

Điểm chung của các lô trái phiếu mà các ngân hàng chọn mua lại trước hạn này là đều còn cách rất xa đến ngày đáo hạn.

Các doanh nghiệp đã mua lại 31.600 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 6

Hiệp hội trái phiếu Việt Nam (VBMA) thống kê cho thấy trong tháng 6/2023 đã có 13 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị 8.170 tỷ đồng. Số trái phiếu này nếu so với cùng kỳ không nhiều, nhưng so với tình hình huy động vốn dè dặt từ đầu năm, thì đây đã là tín hiệu mới.

Các doanh nghiệp cũng đã mua lại gần 31.600 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 6, giảm 8% so với cùng kỳ. Ước tính 6 tháng cuối năm sẽ có khoảng 158.500 tỷ đồng tráoi phiếu doanh nghiệp đáo hạn.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.