Kể từ đầu tháng 4, loạt ngân hàng đã tăng lãi suất huy động trở lại gồm: MSB, HDB, VPB, EIB, KLB (HN:KLB)... Tính đến ngày 31/3, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 3,02%/năm, giảm 0,5% so với cuối năm 2023. Lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 6,5%/năm, giảm 0,6%/năm so với cuối năm 2023.
Khảo sát tại ngày 24/4, hiện ABBank (ABB (ST:ABB)) là ngân hàng có lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất với mức 9,65%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng cho số tiền gửi tiết kiệm từ 1.500 tỷ đồng trở lên.
Ở điều kiện thường, lãi suất tiết kiệm tháng 4/2024 của ngân hàng này ghi nhận giảm tại nhiều kỳ hạn, dao động từ 2,65-3,9%/năm.
Đối với các khách hàng có tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn sẽ có mức lãi suất là 0,1%/năm hoặc dưới kỳ hạn 1 tháng, ABBank niêm yết mức lãi suất là 0,5%/năm.
Tại kỳ hạn 1-2 tháng, ABBank niêm yết mức lãi suất là 2,65%/năm và 2,75%/năm.
Tại kỳ hạn 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, ABBank niêm yết mức lãi suất là 2,8%/năm.
Tại kỳ hạn 6 tháng, ABBank niêm yết mức lãi suất là 4,1%/năm.
Từ kỳ hạn 7-60 tháng, ABBank đều niêm yết mức lãi suất là 3,9%/năm.
>> Vietinbank (HM:CTG) 'quay đầu' giảm lãi suất huy động
Trong ngày 23/4, 2 ngân hàng BVBank và PVComBank điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Cụ thể, PVComBank tăng 0,3 điểm % lãi suất tiền gửi trực tuyến tại các kỳ hạn từ 1-5 tháng lên mức 3,15%/năm, tại các kỳ hạn 18-36 tháng, PVCombank tăng thêm 0,2 điểm % lên mức 5,3%/năm. PVComBank giữ nguyên lãi suất huy động các kỳ hạn còn lại.
Tại BVBank (BVB), ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,05 điểm % tại các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng lên lần lượt là 3,1%/năm, 4,1%/năm, 4,7%/năm. Lãi suất huy động trực tuyến các kỳ hạn còn lại không thay đổi.
Ở chiều ngược lại, cũng trong ngày 23/4, tại VietinBank (CTG) công bố điều chỉnh giảm lãi suất huy động 0,1 điểm % tại các kỳ hạn 1-11 tháng, sau "cú" bất ngờ tăng 0,2 điểm % lãi suất huy động vào hôm 16/4.
>> Ngân hàng top đầu lãi suất huy động thông báo hạ lãi suất
Theo đó, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng, Vietinbank điều chỉnh giảm còn 1,8%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng còn 2,1%/năm và kỳ hạn 6-11 tháng giảm còn 3,1%/năm. VietinBank giữ nguyên lãi suất huy động các kỳ hạn còn lại, tại kỳ hạn 12-18 tháng là 4,7%/năm, kỳ hạn 24-36 tháng là 5%/năm.
Sau khi điều chỉnh, lãi suất huy động tại VietinBank đã ngang với BIDV (HM:BID), đồng thời nhỉnh hơn so với Vietcombank (HM:VCB) và Agribank ở các kỳ hạn 1-11 tháng.
Thị trường lãi suất huy động đang có dấu hiệu hồi phục sau thời gian dài đi xuống. Kể từ đầu tháng 4, loạt ngân hàng đã tăng lãi suất huy động trở lại gồm: MSB, Eximbank (HM:EIB), NCB, VPBank (HM:VPB), KienLong Bank (KLB), HDBank (HM:HDB), VietinBank (CTG), Bac A Bank (BAB (HN:BAB)), GPBank, OceanBank, BVBank, PVComBank.
Trong đó, VPBank là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất lần thứ 2 trong tháng. Trước đó, VPBank, Eximbank, SHB (HM:SHB), Saigonbank đã tăng lãi suất từ cuối tháng 3/2024.
Ngân hàng NCB (HN:NVB), Eximbank điều chỉnh tăng lãi suất một số kỳ hạn song song với việc điều chỉnh giảm ở các kỳ hạn còn lại.
Theo dự báo, dư địa để các ngân hàng giảm lãi suất huy động sẽ không còn nhiều. Lãi suất huy động sẽ tạo đáy trong quý II/2024 và tăng nhẹ khoảng 0,3-0,5 điểm %. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn trong nền kinh tế đang dần phục hồi, tác động đến các kế hoạch kinh doanh vốn và ngoại hối của các ngân hàng thương mại.
>> Thêm 2 ngân hàng 'nhập cuộc' tăng lãi suất huy động, cuộc đua hút tiền 'manh nha' trở lại?