Nếu vô tình 'mắc bẫy' thẻ tín dụng, đâu là cách xử lý?

Ngày đăng 00:29 16/03/2024
Nếu vô tình 'mắc bẫy' thẻ tín dụng, đâu là cách xử lý?
EIB
-

Từ vụ việc "Thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi nợ 8 tỷ", người dùng nên có phương án xử lý kịp thời khi vô tình "mắc bẫy" từ thẻ tín dụng. Cẩn trọng với thẻ tín dụng

Gần đây, mạng xã hội xôn xao thông tin người đàn ông có tên P.H.A sử dụng thẻ tín dụng của Eximbank (HM:EIB) và phát sinh dư nợ 8,5 triệu đồng vào năm 2013.

Sau 11 năm, đến ngày 30/10/2023, người đang ông được Ngân hàng Eximbank gửi đơn thông báo về khoản nợ quá hạn đối với toàn bộ khoản vay này, với tổng số nợ lãi lên đến 8,8 tỷ đồng, trong khi dư nợ gốc chỉ 8,5 triệu đồng.

Trước thông tin trên, nhiều người không khỏi “sốc” trước số tiền "lãi mẹ đẻ lãi con" khủng này. Vụ việc đang được Ngân hàng Nhà nước làm rõ, hiện chưa phân định đúng sai.

>> Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi nợ 8,8 tỷ: Khách bức xúc 'tôi không vay xu nào'

"Rắc rối" từ thẻ tín dụng không xảy ra ngày một ngày hai
Những "rắc rối" xảy ra khi xử dụng thẻ tín dụng không chỉ xảy ra ngày một ngày hai, chị Phương Anh (TP. HCM) không quên sự cố "thiếu 1 triệu mà phải nộp lãi 2,5 triệu đồng". Chị cho biết, mình có 1 kỳ thanh toán 21 triệu đồng đến hạn nhưng do nhớ nhầm (thanh toán thành 2 đợt) nên khi chuyển khoản thanh toán khoản nợ trên, tổng số tiền chị chuyển chỉ 20 triệu đồng, còn thiếu 1 triệu đồng. Tháng sau đó, chị sử dụng thẻ mua hàng lên 90 triệu đồng. Đến kỳ trả nợ, ngân hàng báo lãi chị phải trả là 2,5 triệu đồng.

Thấy lịch trả nợ đúng hạn nhưng bị tính lãi, chị Phương Anh phản ánh lên ngân hàng mới tá hỏa với cách tính. Dù thiếu 1 triệu đồng chậm trả nhưng số tiền lãi sẽ được tính trên 111 triệu đồng của 2 kỳ trả nợ. Ở đây, khách hàng đã trả 20 triệu đồng cũng vẫn chịu tính lãi; còn số tiền 90 triệu đồng của kỳ sau cũng tính lãi luôn, không được hưởng tiện ích chậm thanh toán trong vòng 45 ngày (có thẻ tín dụng được chậm 55 ngày).

>> Eximbank: Thanh tra vào cuộc vụ nợ 'quên trả' và phải trả hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm

Lỡ "dính" rắc rối thẻ tín dụng, người sử dụng thẻ cần làm gì?

Nên xử lý thế nào khi "lỡ" dính phải rắc rối thẻ tín dụng?
Thứ nhất, trao đổi với luật sư, trong trường hợp không may vướng phải nợ xấu và bị ngân hàng khởi kiện dân sự ra toà như trường hợp của ông P.H.A, người dùng cần trình bày rõ lý do và đưa ra căn cứ chứng minh bản thân không vi phạm. Phía ngân hàng và người sử dụng cần quay lại thời điểm ban đầu vụ việc để suy xét, xử lý vấn đề.

Thứ hai, khi phát hiện vướng phải rắc rối thẻ tín dụng, người dùng cần liên hệ ngân hàng ngay lập tức. Tuyệt đối không giấu giếm vì càng để lâu, sự việc càng phức tạp. Người sử dụng thẻ cần liên hệ cho ngân hàng phát hành thẻ về tình huống để họ có phương án xử lý kịp thời.

Đã có nhiều trường hợp, người dùng không biết cách bảo quản thẻ tín dụng, khiến bản thân bị mất tiền oan. Cụ thể, nhiều trường hợp người dùng để lọt thông tin thẻ tín dụng khi chi tiêu. Ngoài ra, vì không có chức năng xác minh bằng mã OTP khi quẹt thẻ bằng máy POS, nên việc đánh mất thẻ cũng là rủi ro thường gặp, khiến tiền "không cánh mà bay".

Trước trường hợp này, người dùng cần báo ngay cho ngân hàng, cung cấp bằng chứng rõ ràng về các giao dịch không phải của mình để ngân hàng có ngay phương pháp giải quyết. Ngoài ra, người dùng nên khoá thẻ kịp thời để hạn chế các giao dịch phát sinh không phải của mình.

>> Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

"Lời cảnh tỉnh" cho người sử dụng thẻ tín dụng

Vụ việc gần đây như "hồi chuông" cảnh tỉnh cho người sử dụng thẻ tín dụng
Việc chậm trả nợ các khoản vay sẽ ảnh hưởng lớn đến điểm tín dụng cá nhân. Hiện nay, mọi khoản nợ của khách hàng tại ngân hàng, công ty tài chính đều được báo cáo và ghi nhận tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

Theo đó, nợ quá hạn càng lâu sẽ thuộc danh sách nhóm nợ càng cao. Khách hàng bị ghi nhận có nợ quá hạn tại CIC, thường gọi là "lịch sử tín dụng không tốt", sẽ khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng, công ty tài chính; trong trường hợp được vay vốn thì lãi vay cũng sẽ cao hơn những khách hàng khác.

Chính vì vậy, để tránh bị "sập bẫy" tín dụng, khách hàng khi mở thẻ cần đọc kỹ hợp đồng, thực hiện đúng cam kết trên hợp đồng vay, bao gồm: trả nợ đúng hạn và đủ số tiền được quy định. Người dùng nên thường xuyên kiểm tra sao kê, số dư tín dụng và báo cáo tín dụng hàng tháng của CIC để kiểm soát khoản vay, tránh trường hợp có giao dịch phát sinh không hợp lý.

>> Từ vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi nợ 8,8 tỷ, người dân cần lưu ý gì khi sử dụng thẻ tín dụng?

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.