Tỷ giá tại các ngân hàng tiếp tục vượt thị trường tự do, vì đâu? Tài chính Ngân hàngLạ lùng tỷ giá liên ngân hàng vượt thị trường tự doLinh Nhi • {Ngày xuất bản}Tỷ giá tại các ngân hàng tiếp tục vượt thị trường tự do, vì đâu?
Áp lực về tỷ giá tiếp tục xuất hiện trong bối cảnh USD mạnh lên toàn cầu. Chỉ số DXY - đo lường biến động của USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới đến cuối ngày đã vượt lên trên 105,6 điểm, gần sát mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2023.
Hàng loạt đồng tiền chủ chốt đều giảm giá so với USD như GBP, JPY, EUR hay các đồng tiền trong khu vực châu Á như KRW, THB,…
Đồng nội tệ của Việt Nam cũng ghi nhận mức giảm giá đáng chú ý. Tại Vietcombank (HM:VCB), tỷ giá hiện đang được yết ở mức 24.195 VND/USD (mua vào) và 24.535 VND/USD (bán ra), tăng nhẹ 5 đồng so với cuối tuần trước, nhưng cũng đã tăng tới 295 đồng từ đầu tháng 9 tới nay.
Tỷ giá đã hạ nhiệt đáng kể vào giữa tuần trước một phần nhờ những động thái hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO), nhưng lại bật mạnh trong cuối tuần trước.
Trong đợt tăng mạnh của tỷ giá USD/VND lần này, giá USD trên thị trường tự do cũng tăng nhưng biến động thấp hơn nhiều. Cập nhật mới nhất, giá USD mua vào ở mức 24.320 đồng và bán ra tại 24.400 đồng, tăng 40 đồng so với cuối tuần trước.
Ở chiều bán ra, tỷ giá tại ngân hàng thương mại chênh cao hơn đáng kể, tới 135 đồng cho mỗi USD. Trạng thái này cũng đã duy trì khá lâu.
Nhận định về diễn biến khá bất thường trên, SSI (HM:SSI) Research cho rằng, việc chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường ngân hàng và chợ đen và mức độ biến động phản ánh chênh lệch cung-cầu đang nghiêng nhiều trên thị trường liên ngân hàng.
“Nhiều khả năng là do hoạt động đầu cơ chênh lệch tỷ giá từ các ngân hàng thương mại”.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này nhận định biến động của VND (HM:VND) nghiêng nhiều về yếu tố mùa vụ và việc duy trì chính sách tiền tệ không cùng pha với nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới trước áp lực kiểm soát lạm phát. Đây là yếu tố tạo ra áp lực lớn hơn đối với tỷ giá trong quý 3. Dù vậy, vị thế của Ngân hàng Nhà nước tương đối khác so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái nhờ lượng dự trữ ngoại hối đã được bổ sung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm. Cùng đó, nguồn cung ngoại tệ tích cực như FDI giải ngân 8 tháng đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ; cán cân thương mại cũng ước tính đạt thặng dư kỷ lục ở mức 19,9 tỷ USD.