💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Hệ quả của chu kỳ tiền rẻ và bùng nổ bất động sản: Ngành ngân hàng kém lạc quan trong năm 2023?

Ngày đăng 22:15 02/03/2023
Hệ quả của chu kỳ tiền rẻ và bùng nổ bất động sản: Ngành ngân hàng kém lạc quan trong năm 2023?
ACB
-
NVB
-
MAS
-
MBB
-
VCB
-
VPB
-
TCB
-

Dự phóng tăng trưởng tín dụng ở mức thấp và Biên lãi thuần (NIM) suy yếu sẽ làm giảm đà tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng. Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MAS (HN:MAS)) đã nhận định về triển vọng ngành ngân hàng trong năm 2023.

Theo báo cáo, rủi ro hệ thống đã và đang tiếp tục gia tăng. Đến cuối năm 2022, tổng dư nợ tín dụng cho ngành BĐS của các tổ chức tín dụng đạt 2,58 triệu tỷ, tăng 24% sv.ck. và chiếm 21,2% tín dụng toàn hệ thống. Trong đó, 68% tín dụng BĐS là cho vay mua nhà và phần còn lại là cho vay các HĐKD khác liên quan đến BĐS, theo NHNN. Đáng lưu ý, một số NPT BĐS gặp khó khăn trong vấn đề tuân thủ nghĩa vụ thanh toán TP. Mặc dù đa phần khoản vay của những doanh nghiệp này chưa bị ghi nhận là nợ xấu, nhưng khả năng không thể hoàn tất nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi vay của họ vẫn có thể xảy ra.

Hệ quả là không những nợ xấu của NHTM bị ảnh hưởng tiêu cực mà còn tạo ra gánh nặng trích lập không chỉ trong ngắn hạn. Tình trạng khó khăn của nhóm DN BĐS có thể dẫn đến chậm tiến độ thi công và hoàn thiện, gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến người mua nhà. Vì vậy, không chỉ các ngân hàng có dư nợ cho vay DN BĐS lớn bị ảnh hưởng, mà các NHTM có danh mục bán lẻ cũng chịu một phần hệ quả.

Định giá hiện tại của cổ phiếu nhóm ngân hàng
MAS đánh giá diễn biến giá của các NHTM sẽ có nhiều biến động trong năm 2023, phụ thuộc vào cả yếu tố nội tại lẫn bên ngoài như: các thay đổi trong chất lượng tài sản, lãi suất và tỷ giá, sức khỏe của nền kinh tế, cũng như các biện pháp tháo gỡ khó khăn tạm thời cho ngành BĐS từ phía các nhà điều hành.

Nguồn: MAS
Khả năng sinh lời

Lợi nhuận 2022 của các ngân hàng niêm yết tiếp tục tăng trưởng vượt trội với tồn lợi nhuận hoạt động trước trích lập dự phòng (PPOP) của 27 ngân hàng niêm yết đạt 366 nghìn tỷ đồng (+20,1% sv.ck.), trong khi LNTT lại tăng đến 33,6% sv.ck., đạt 246 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, thu nhập lãi thuần (NII) chỉ tăng 22.8% trong năm 2022, thấp hơn mức tăng năm 2021 là 24,6%, mặc dù tăng trưởng tín dụng cao hơn. Tăng trưởng thu nhập thuần từ các dịch vụ giảm từ +33.6% năm 2021 xuống +14.7% năm 2022 do thị trường trái phiếu ảm đạm và các chương trình giảm phí giao dịch. Thu nhập khác (NOI) chỉ tăng nhẹ 8.3% do nhiều ngân hàng ghi nhận lỗ trong HĐKD ngoại hối và chứng khoán.

Tuy nhiên, chi phí dự phòng cao và thu nhập thuần từ lãi giảm tốc sẽ gây áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận ngành trong năm 2023.

Cụ thể, chi phí tín dụng dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2023, do các yếu tố sau: tỷ lệ nợ trễ hạn tăng cao trong năm 2022; suy giảm bộ đệm dự phòng; kết thúc thời hạn tái cấu trúc của các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và quan ngại về chất lượng tài sản do lãi suất thị trường cao và căng thẳng thanh khoản. Thu nhập từ dịch vụ tăng trưởng chính nhờ dịch vụ bán chéo bảo hiểm dựa trên giả định tập trung cho vay bán lẻ, trong khi nguồn thu nhập từ các hoạt động ngân hàng đầu tư không quá khả quan.

Ngoài ra, dự phóng tăng trưởng tín dụng ở mức thấp và Biên lãi thuần (NIM) suy yếu sẽ làm giảm đà tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng. Năm 2022, trung bình NIM của các ngân hàng niêm yết đạt 3.63%, tăng 25bps sv.ck., nhờ tăng tỷ trọng bán lẻ trong danh mục tín dụng tại hầu hết các ngân hàng. Tuy nhiên, MAS cho rằng NIM có khả năng đã đạt đỉnh trong năm 2022, dựa trên giả định sau: 1) chất lượng tài sản suy giảm dẫn đến thu nhập từ lãi không ổn định; 2) chi phí huy động cao hơn do yêu cầu tuân thủ các chỉ tiêu thanh khoản của hệ thống NH; 3) CASA kém tích cực.

CASA, NlM của các ngân hàng niêm yết
Áp lực lạm phát gia tăng và triển vọng thu nhập kém khả quan ảnh hưởng đến mua sắm và tiêu dùng, gián tiếp làm giảm CASA. Cụ thể, răng trưởng tiêu dùng và mua sắm là động lực tăng trưởng chính cho tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của các ngân hàng trong vài năm trở lại đây. Vì vậy, động thái thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh vĩ mô bất ổn sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì CASA. Ngoài ra, lạm phát cao cũng khiến người dân tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn và lợi nhuận đủ bù đắp cho sự mất giá của đồng tiền, nhưng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lại kém hấp dẫn. MAS cho rằng nhóm NHTM sẽ khó chứng kiến lại những bước nhảy vọt về CASA trong ngắn hạn.

Chất lượng tài sản

Nợ xấu ngành ngân hàng tăng đáng kể trong năm 2022 và có xu hướng tiếp diễn trong năm 2023. Theo chuyên gia của MAS, tỷ lệ nợ xấu (NPL) và nợ xấu mở rộng (bao gồm cả nợ nhóm 2) có xu hướng tăng: NPL trung bình của các ngân hàng niêm yết tăng mạnh lên mức 2.5%, tăng 80bps sv.ck.

Tỷ lệ nợ xấu trung bình tăng mạnh do tác động bởi NPL tăng đột biến của NVB (HN:NVB), VBB, VPB (HM:VPB) và PGB. Nợ xấu tăng cao trong năm 2022 một phần bị ảnh hưởng bởi dư nợ tái cơ cấu liên quan đến COVID-19. Tổng nợ quá hạn (bao gồm nợ nhóm 2) trung bình tăng 110bps lên mức 3,3% vào cuối năm 2023.

MAS dự đoán xu hướng nợ xấu tăng nhiều khả năng vẫn tiếp diễn trong năm 2023. Nợ xấu mở rộng tăng cho thấy nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Ngoài ra, giả định của MAS về lãi suất duy trì ở mức cao trong năm 2023 cũng là một tác nhân làm gia tăng nợ xấu. Khó khăn về tài chính của các chủ đầu tư BĐS có thể dẫn đến việc chấm dứt các chính sách ưu đãi lãi suất/cam kết lợi nhuận từ CĐT dành cho người mua nhà.

Do đó, nhóm đầu cơ hoặc người mua với mục đích đầu tư có thể từ bỏ các cam kết tài chính của họ, nếu tính pháp lý của dự án không rõ ràng. Tình trạng ảm đạm của thị trường cũng là rủi ro dẫn đến gián đoạn dòng tiền các nhà đầu tư BĐS, dẫn đến nợ xấu. Việc chậm thanh toán gốc/lãi trái phiếu của một số CĐT do tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng của các CĐT BĐS, là một chỉ báo sớm cho nợ xấu có khả năng phát sinh trong thời gian tới. Về mặt tích cực, dư nợ cho vay tái cơ cấu giảm đáng kể trong năm 2022.

Bộ đệm dự phòng ngân hàng suy giảm
Bộ đệm dự phòng cũng bị sụt mạnh. Tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu (LLR) của hầu hết các ngân hàng đều đi xuống đáng kể. LLR trung bình của nhóm niêm yết giảm còn 120,9% vào cuối 2022, (-24%p sv.ck.). Mức giảm LLR phần lớn tác động bởi các ngân hàng có chỉ số LLR đặc biệt cao như VCB (HM:VCB), MBB (HM:MBB), ACB (HM:ACB), TCB (HM:TCB),v.v. Nói cách khác, có thể các ngân hàng đang sử dụng bộ đệm dự phòng duy trì tăng trưởng lợi nhuận.

Mặt khác, chi phí trích lập dự kiến gia tăng trở lại: Trong bối cảnh nợ xấu được dự báo tăng trong năm 2023, LLR giảm và việc hoàn nhập dự phòng đã trích lập dư cho nợ tái cơ cấu không đáng kể, chi phí dự phòng sẽ khó duy trì ở mức thấp như năm 2022. Việc gia tăng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp liên quan đến ngành BĐS trong các năm trở lại đây và tình trạng thiếu thanh khoản có thể dẫn đến nợ xấu lập đỉnh mới trong vòng một thập kỷ. Như vậy, nhu cầu trích lập cho nợ xấu không những khó có thể duy trì mà có khả năng tăng mạnh trong ngắn và trung hạn.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.