🔥 Chinh phục thị trường với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, các Tập đoàn, Tổng công ty sẽ tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Ngày đăng 15:29 06/02/2024
Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, các Tập đoàn, Tổng công ty sẽ tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Vietstock - Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, các Tập đoàn, Tổng công ty sẽ tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Bộ Kế hoạch và đầu tư đang hoàn tất lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước và sẽ sớm trình Chính phủ. Theo đó, việc sửa đổi bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Theo đó, các Tập đoàn, Tổng công ty tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông tại buổi làm việc của Thủ tướng với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) và 19 Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc UBQLV vừa qua.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đóng góp quan trọng nhưng chưa có tinh thần 'tấn công'

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, đến hết năm 2023: Tổng doanh thu của 19 công ty mẹ Tập đoàn, Tổng công ty đạt gần 1.136 triệu tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt khoảng hơn 53 ngàn tỷ, đạt 166% kế hoạch. Tổng nộp ngân sách nhà nước đạt 79.2 ngàn tỷ đồng, đạt gần 200% kế hoạch... Những kết quả này đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn.

Năm 2023, các tập đoàn, tổng công ty đã cung cấp các sản phẩm, dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân như: điện, than, xăng dầu, hoá chất cơ bản.

Các đơn vị đã giải ngân khoảng 161 ngàn tỷ đồng, tập trung vào các dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng (chiếm 130 ngàn tỷ), một số Tập đoàn có kết quả giải ngân tích cực.

Ngoài ra, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) cũng tích cực tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh triển khai thực hiện và hoàn thành nhiều dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng như: Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; Dự án Kho cảng nhập LNG Thị Vải... Các dự án lớn được đẩy mạnh triển khai dự kiến đem lại nhiều tác động lan tỏa cho phát triển kinh tế xã hội trong năm 2024 và giai đoạn tới.

Ngoài các kết quả đáng ghi nhận nêu trên, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra: Việc đầu tư, triển khai các dự án của các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc UBQLV còn một số tồn tại.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư cả năm 2023 mới đạt khoảng 80% kế hoạch. Một số tập đoàn có tỷ lệ giải ngân chưa đạt kế hoạch đề ra như PVN gần 66%, VNPT đạt 61% và Mobifone đạt 56%. SCIC chưa giải ngân thực hiện đầu tư năm 2023. Nguồn vốn đầu tư mới tập trung vào một vài nhóm ngành quan trọng như: năng lượng, hạ tầng giao thông; kết quả đầu tư của các ngành, lĩnh vực khác còn hạn chế. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, nhất là trong các lĩnh vực mới như: sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ cao (sản xuất chip bản dẫn, hydrogen....) chưa có các dự án đầu tư phát triển quy mô đủ lớn để tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa, hỗ trợ tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế...

Khẩn trương triển khai Nghị quyết của Đảng và Chính phủ

Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KT-XH và NSNN năm 2024 đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường cao tốc, cảng hàng không, bến cảng, hạ tầng đô thị, hạ tầng liên vùng, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục...

Thứ nhất, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia như: Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, sớm hoàn thành nâng cấp các tuyến luồng hàng hải vào cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng Nam Nghi Sơn, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành...;

Thứ hai, triển khai kịp thời, hiệu quả kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy mạnh triển khai các Dự án nguồn điện quan trọng như: Nhơn Trạch 3,4, Nhiệt điện Quảng Trị 1, khởi động Dự án Nhà máy điện Ô Môn 3, Ô Môn 4...đảm bảo an ninh năng lượng, cung ứng đủ điện, xăng dầu cho tiêu dùng, sản xuất kinh doanh...

Thứ ba, cần tiếp tục chuyển dịch, phát triển và phổ cập hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số; thúc đẩy phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số và nền tảng số, ứng dụng số tạo động lực phát triển kinh tế số. Phát triển, phổ cập các nền tảng số quốc gia; hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, góp phần tạo ra một không gian phát triển mới; tập trung xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Để tiếp tục phát huy vai trò và hiệu quả đầu tư của các Tập đoàn, Tổng công ty góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các cơ quan, doanh nghiệp tập trung triển khai một số giải pháp.

Các bộ ngành cần khẩn trương hoàn thành trình Quốc hội, Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách về đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước; xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN quy mô lớn thực hiện vai trò mở đường dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế...

Bộ Tài chính cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất sửa đổi Luật số 69/2014/QH13 trình Quốc hội xem xét quyết định, trong đó cần thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ quyết định các vấn đề lớn, quan trọng mang tính định hướng và tập trung vào việc kiểm tra, giám sát. Hội đồng thành viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là người được chủ động quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các bộ, ngành tiếp tục rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền hoàn thiện khung pháp lý về lương, thưởng của người quản lý và người lao động tại DNNN; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; khẩn trương trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu, Luật Đất đai mới theo hướng đơn giản các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh...

UBQLV, các Tập đoàn, Tổng công ty cần tiếp tục thực hiện các giải pháp, định hướng quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP; rà soát, quyết liệt thực hiện các dự án đầu tư lớn, trọng điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 12/CT-TTg. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xử lý dứt điểm hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị phương án xử lý ngay các vướng mắc về pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện. Nghiên cứu xây dựng cơ chế định kỳ trao đổi với các bộ, ngành, thành lập các tổ công tác đặc biệt để giải quyết dứt điểm, tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư lớn, quan trọng.

Các DNNN cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và áp dụng khoa h công nghệ trong các dự án đầu tư phát triển; ứng dụng các công nghệ mới, và dụng năng lượng sạch, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững như cam kết...

Cần thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 41-NQ/TW nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ KHĐT đã nghiên cứu và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Đề án "Xây dựng cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực mới nổi, có lợi thế cạnh tranh nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ".

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Duy Đông cũng giải đáp cụ thể các vướng mắc từ đại diện một số lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty.

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho hay: Bộ Kế hoạch và đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP, của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước và sẽ sớm trình Chính phủ. Theo đó, việc sửa đổi bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là đẩy mạnh phân cấp phân quyền. Theo đó, các Tập đoàn, Tổng công ty tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

"Về cơ chế tài chính, Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền, trên tinh thần tách bạch các chức năng quản lý nhà nước, chức năng đại diện chủ sở hữu, chức năng quản lý sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, theo đó, cần tập trung đẩy mạnh phân cấp phân quyền", đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh. 

Nhật Quang

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.