Tăng hạn mức tín dụng cho những tháng cuối năm 2022
Theo báo cáo thị trường Việt Nam tháng 10, Chứng khoán ACB (HM:ACB) (ACBS) cho rằng, trong khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% cho năm 2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 9,9% tính tới cuối tháng 8, tăng nhẹ so với mức 9,3% vào đầu tháng 6 do nhiều ngân hàng thương mại đã sử dụng hết hạn mức tín dụng được giao.
Với áp lực gia tăng hạn mức tín dụng, áp lực lạm phát giảm bớt, hệ thống ngân hàng đang trong tình trạng lành mạnh và mùa cao điểmđang đến gần, NHNN đã tăng hạn mức tín dụng toàn ngành ngân hàng với mức ước tính khoảng 2%, tương đương 200.000 tỷ đồng.
Trong khi hạn mức riêng lẻ chưa được công bố, đa số các mức tăng được ước tính là từ 0,7% đến 4% đối với các ngân hàng có số liệu hoạt động lành mạnh.
Vào đầu tháng 10 vừa qua, đã có thông tin cho rằng, NHNN đã cấp hạn mức tín dụng bổ sung cho 4 ngân hàng đã tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém là VPB (HM:VPB), HDB (HM:HDB), MBB (HM:MBB) và VCB (HM:VCB) đưa hạn mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống lên gần 14%.
Đến ngày 28/9/2022, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 10,96% so với đầu năm trong bối cảnh tăng trưởng huy động chỉ đạt 4,04%.
Về gói hỗ trợ lãi suất 2%, số liệu mới nhất cho thấy 59/63 tỉnh thành và 16/44 ngân hàng phát sinh khoản vay hỗ trợ lãi suất 2% với tổngdoanh số cho vay 10.700 tỷ đồng cho 580 khách hàng.
Tác động của việc tăng hạn mức tín dụng đối với thị trường
Sau ba tháng chờ tăng hạn mức tín dụng, ngày 7/9 thông tin NHNN cấp thêm room tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng được nhiều người quan tâm.
Mặc dù hạn mức tăng được ước tính ít hơn 4% so với mức cần thiết để đạt được mục tiêu 14% cả năm, nhưng hạn mức mới được cấp có thể giúp tháo gỡ những điểm khó khăn nhất và thúc đẩy nền kinh tế duy trì xu hướng đi lên mà không gây thêm áp lực lên lạm phát do tăng trưởng quá nóng.
Hạn mức bổ sung có thể tạo thêm áp lực tăng lãi suất trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng không ổn định trước áp lực giảm giá của Đồng VND (HM:VND) so với đồng USD.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại ACBS, tác động này được cho là không đáng kể vì mặt bằng lãi suất đã điều chỉnh tăng để hạn chế sự mất giá của Đồng VND.
Bước vào mùa cao điểm của nhiều ngành, khả năng tiếp cận vốn bổ sung dự kiến sẽ có lợi cho một số ngành. Theo đó:
Xuất nhập khẩu dự kiến sẽ được tiếp cận với các hạn mức tín dụng và khoản vay để phục vụ cho các hoạt động thương mại.
Các nhà sản xuất sẽ có thêm khả năng tiếp cận vốn lưu động để mua nguyên vật liệu và trả lương cho nhân viên.
Các nhà bán lẻ, FMCG có nhu cầu vốn lưu động cao sẽ được cấp vốn để dự trữ hàng tồn kho phục vụ mùa mua sắm cuối năm.
Các ngân hàng đạt mức tăng trưởng thu nhập cao trong 6T2022 dự kiến sẽ được hưởng lợi do thu nhập lãi vẫn là nguồn đóng góp chính vào tổng thu nhập.
Các chuyên gia tại ACBS không kỳ vọng sẽ có nhiều nguồn vốn cho các nhà phát triển bất động sản hoặc xây dựng, tuy nhiên, các khoản vay dành cho cá nhân và hộ gia đình (bao gồm cả các khoản vay mua nhà) có thể mang lại lợi ích cho ngành xây dựng và bất động sản nhà ở.
Lãi suất điều hành tăng 0,5-0,75 điểm % từ nay đến cuối năm
Chứng khoán ACBS cho rằng NHNN sẽ khó duy lãi suất liên ngân hàng thấp trong thời gian tới.
Cụ thể, nguyên nhân là do Fed có thể sẽ có thêm 2 đợt tăng lãi suất nữa từ giờ cho tới cuối năm, gây áp lực mất giá lên tỷ giá USD/VND và NHNN sẽ phải giữ chênh lệch lãi suất giữa VND và USD liên ngân hàng dương nhằm hỗ trợ tỷ giá USD/VND.
Do đó, các chuyên gia kỳ vọng lãi suất điều hành của NHNN có thể tăng dần trong khoảng 0,5-0,75 điểm % từ đây cho tới cuối năm 2022.
Trong tháng 9, lãi suất tiếp tục tăng với lãi suất liên ngân hàng biến động ở tất cả các kỳ hạn sau khi NHNN nới hạn mức tín dụng cho nhiều ngân hàng và tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm % bao gồm lãi suất huy động, tái chiết khấu và tái cấp vốn vào ngày 23/9 sau khi Fed tăng lãi suất thêm 0,75 điểm %, mở đường cho lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng bật tăng.
Thanh khoản căng thẳng, khả năng chống chịu của ngân hàng đến đâu?