Chốt lời dồn dập, vàng thế giới mất đà trước sức nóng lãi suất
Investing.com -- Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP thực tế đạt 7,1%, vượt trội so với phần lớn các nước trong khu vực. Dự kiến đến năm 2035, quy mô kinh tế sẽ đạt khoảng 1.100 tỷ USD – gấp 2,5 lần so với hiện tại. Đồng thời, tầng lớp trung lưu được dự đoán sẽ chiếm 46% dân số vào năm 2030, trong khi kinh tế số hiện đóng góp 18,3% GDP và đặt mục tiêu đạt 35% vào cuối thập kỷ.
Báo cáo "Đổi mới sáng tạo và đầu tư vốn tư nhân Việt Nam 2025" – hợp tác giữa VPCA, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và Boston Consulting Group (BCG) – khẳng định rằng Việt Nam không chỉ thu hút đầu tư hiệu quả mà còn đang trong vị thế dẫn dắt xu hướng phát triển mới trong khu vực.
Bất chấp những khó khăn từ suy thoái toàn cầu và điều kiện thị trường vốn bị siết chặt, Việt Nam vẫn thu hút được 2,3 tỷ USD vốn đầu tư thông qua 141 thương vụ trong năm 2024. Hoạt động đầu tư sôi động là minh chứng cho sự ổn định và sức hút từ các yếu tố nền tảng vững chắc của nền kinh tế.
Trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 25 tỷ USD vốn FDI được giải ngân – tăng 9% so với năm trước. Đây là một phần trong tổ hợp các điều kiện thuận lợi hiếm có, cùng với đà tăng trưởng kinh tế mạnh, tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng và tiềm năng chuyển đổi số ngày càng rõ rệt.
Theo bà Lê Hoàng Uyên Vy – Chủ tịch VPCA, Việt Nam đang chuyển mình từ thị trường tiềm năng sang giai đoạn tăng tốc, khẳng định vị thế là điểm đến của tăng trưởng bền vững và đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh toàn cầu bất ổn, dòng vốn đầu tư đang tìm đến những quốc gia có nền tảng vững chắc – và thời điểm để Việt Nam tỏa sáng là ngay lúc này.
Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai nhiều chiến lược dài hạn để thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, nổi bật là Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 và Nghị quyết 57, trong đó tập trung vào phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và công nghệ cao.
Các cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính đang được đẩy mạnh, như tái cấu trúc thị trường vốn, phát triển trung tâm tài chính quốc tế và xây dựng khung pháp lý cho công nghệ blockchain. Những nỗ lực này giúp tăng tính minh bạch, giảm rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài và hướng tới mục tiêu nâng hạng tín nhiệm quốc gia.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn đầu tư hạ tầng quy mô lớn, với gần 500 tỷ USD FDI đang được triển khai thông qua các dự án chiến lược của các tập đoàn hàng đầu như Samsung, Intel (NASDAQ:INTC), Lego và Foxconn.
Ông Vũ Quốc Huy – Giám đốc NIC – nhấn mạnh: “Câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam ngày nay gắn chặt với chiến lược đổi mới sáng tạo. Chúng tôi không chỉ đầu tư vào hạ tầng vật chất mà còn xây dựng những hệ sinh thái sẵn sàng cho tương lai - nơi hội tụ tài năng số, công nghệ sâu và nguồn vốn quốc tế. Đây là thời điểm quan trọng để đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế đổi mới sáng tạo linh hoạt hàng đầu châu Á”.
Cùng quan điểm, ông Ben Sheridan từ BCG nhận định: “Nhà đầu tư nào hiểu rõ đặc thù kinh tế vĩ mô của Việt Nam và có tầm nhìn dài hạn thì sẽ có cơ hội định hình làn sóng tăng trưởng tiếp theo của Đông Nam Á. Chúng ta đang bước vào giai đoạn hoàng kim của vốn tư nhân tại Việt Nam. Báo cáo này chính là kim chỉ nam chiến lược cho những bước đi sắp tới”.