🔥 Chinh phục thị trường với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Những cuộc chiến một mất một còn: 'Đại chiến' ngã tư

Ngày đăng 04:28 17/04/2019
Những cuộc chiến một mất một còn: 'Đại chiến' ngã tư

Vietstock - Những cuộc chiến một mất một còn: 'Đại chiến' ngã tư

Nói đến cuộc chiến các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam hiện nay, người ta sẽ hình dung đến "thế chân vạc" gồm KFC, Lotteria và McDonald’s. 

KFC có lợi thế khi nắm trong tay một số vị trí mặt bằng đắc địa Shutterstock

Tuy nhiên, cuộc rượt đuổi bất phân thắng bại diễn ra suốt hơn 2 thập kỷ qua là cuộc đối đầu giữa 2 thương hiệu Lotteria và KFC.

"Kỳ phùng địch thủ" gà rán 

Vào Việt Nam trước Lotteria 1 năm, KFC có lợi thế hơn khi nắm trong tay một số vị trí mặt bằng đắc địa, một lượng khách hàng hồ hởi làm quen với khái niệm "fast food" còn mới mẻ với đại đa số người tiêu dùng nội địa thời điểm đó, những năm 1997... Là kẻ đến sau nhưng thay vì né tránh, Lotteria đã chọn cách đối mặt trực diện với KFC, khởi động một cuộc chạy đua, rượt đuổi có thể nói là "vô tiền khoáng hậu" trên thị trường thức ăn nhanh suốt gần 2 chục năm qua kéo dài đến tận bây giờ. Đầu tiên phải nhắc đến là cuộc "đại chiến ngã tư" ở khắp các tỉnh, thành mà 2 thương hiệu này có mặt. Cứ Lotteria có mặt ở góc ngã tư này thì ở phía đối diện, KFC khai trương và ngược lại. Vì một lý do gì đó không thể "mặt đối mặt" thì chênh chếch gần đó, 2 ông lớn này vẫn phải "nhòm" thấy nhau.

Cùng phân khúc, logo cũng 2 màu trắng đỏ nên rất dễ nhận ra cuộc "rượt đuổi" bất phân thắng bại này ở nhiều ngã tư hay các con đường ở TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác. Không chỉ đại chiến ngã tư, 2 ông lớn này cũng "đại chiến" ngay trong các trung tâm thương mại, siêu thị. Cứ thấy KFC thì cách đó vài gian hàng chắc chắn sẽ có mặt Loteria. Bên này khuyến mãi vào thứ ba thì thứ tư bên kia ưu đãi khách hàng. Đơn cử như kem tươi. Khi mới bán, giá kem tươi của 2 thương hiệu này là 7.000 đồng/chiếc nhưng sau một thời gian, cả 2 cùng giảm xuống 3.000 đồng, duy trì nhiều năm đến tận bây giờ, như một giá trị tăng để lôi kéo khách hàng.

Cuộc đối đầu không khoan nhượng, không né tránh này làm "lu mờ" sự có mặt của khá nhiều thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng tham gia thị trường sau đó như gà rán Carl's Js.Hamburger, gà rán Popeyes (Mỹ); Papa's Chicken, Two, Two Fried Chicken (Hàn Quốc); gà rán Kokekokko- Chillli Hot & Spicy (Nhật Bản); Texas Chicken... dù các chất lượng và các chương trình ưu đãi của các thương hiệu này cũng không kém gì so với KFC hay Lotteria. Thực tế, cũng có trong tay một lượng khách hàng thân thiết nhưng hầu hết các thương hiệu đến sau đều không thực hiện mở rộng quy mô như kế hoạch đề ra một phần chủ yếu từ cuộc rượt đuổi "quá nhanh, quá nguy hiểm" từ 2 ông lớn trên.

Có mặt trước nên trong suốt thập niên đầu, KFC chiếm thị phần hơn hẳn nhưng theo thông tin trên website của 2 thương hiệu này tính đến thời điểm hiện tại, Lotteria có 210 cửa hàng ở 30 tỉnh, thành còn KFC là 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 21 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước. Và cuộc rượt đuổi này vẫn đang tiếp tục...

McDonald’s cùng với KFC, Lotteria tạo nên cuộc đua sôi nổi trên thị trường thức ăn nhanh Việt Nam. Reuters

Khốc liệt bakery & café

Cao Thắng (Q.3, TP.HCM) có thể gọi là "con đường bánh ngọt" với các thương hiệu nội - ngoại "xếp lớp". Thực ra trước khi có mặt các thương hiệu ngoại, thị trường bánh ngọt trong nước cũng khá cạnh tranh bởi các thương hiệu nội như Kinh Đô, Đức Phát, Gival, Brodard, Hỷ Lâm Môn, ABC... Thế nhưng "đại chiến bánh ngọt" chỉ chính thức được châm ngòi với sự có mặt của Tous Les Jours năm 2007, khởi động trào lưu bakery & café (cửa hàng bánh ngọt và cà phê) tại thị trường Việt Nam.

Thực ra từ trước 1975, người Sài Gòn đã làm quen với mô hình này với Givral, Brodard. Thế nhưng Tous Les Jours mang một hơi thở hoàn toàn tươi mới khi bổ sung khu dịch vụ để các khách hàng thưởng thức bánh tại chỗ cùng phong cách phục vụ kiểu Hàn Quốc ngay lập tức thu hút nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Cũng như KFC và Lotteria, cuộc rượt đuổi trên đường phố và trong trung tâm thương mại ban đầu chủ yếu là các thương hiệu ngoại như Tour Les Jours (Hàn Quốc), Break Talk (Singapore), Paris Paguett (Hàn Quốc), Le Tokyo Baum (Nhật Bản), Dunkin’ Donuts (Mỹ)...

Có một sự trùng hợp của 2 thương hiệu Tous Les Jours và Paris Paguett là đều của Hàn Quốc nhưng rất nhiều người tiêu dùng vẫn lầm tưởng đây là các thương hiệu đến từ Pháp, xứ sở của các loại bánh do tên gọi đậm chất Pháp. Không biết trong thành công của 2 thương hiệu này tại thị trường Việt Nam có sự đóng góp của yếu tố "nhầm lẫn" này hay không nhưng với nhiều chuyên gia thị trường, đây là sự nhầm lẫn có tính toán của các ông chủ đến từ Hàn Quốc.

Cuộc so găng giữa các thương hiệu ngoại kéo theo sự thay đổi chóng mặt của thị trường bánh ngọt trong nước. Các thương hiệu bánh trong nước không còn bán bánh đơn thuần mà mở thêm không gian cà phê như K-Do Bakery & Café của Kinh Đô; ABC (Bakery - cafe ABC), Hỷ Lâm Môn (L’amour bakery - cafe), Sweet Home... Ngược lại, nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng cũng đẩy mạnh bán bánh ngọt như Starbucks, Coffee Bean, Highlands... Cuộc cạnh tranh khốc liệt đã khiến nhiều thương hiệu phải thu hẹp quy mô, một số dạt về vùng ven, có cả những thương hiệu âm thầm biến mất. Tất nhiên, song song đó là sự xuất hiện của những thương hiệu mới. Gần nhất đầu năm nay, Swan Bakery (một trong những thương hiệu nổi tiếng tại Nhật Bản) cũng chính thức có mặt tại Việt Nam với tên gọi Swan Café & Bakery.

Đường đua bakery & café vẫn còn rất nhiều dư địa nên cuộc rượt đuổi về ý tưởng, quy mô...vẫn tiếp tục với sự cạnh tranh khốc liệt ngày càng tăng. 

Mai Ka

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.