Đánh thuế tài sản sẽ tạo ra cú sốc về thu nhập và tiêu dùng

Ngày đăng 22:30 12/12/2018
Đánh thuế tài sản sẽ tạo ra cú sốc về thu nhập và tiêu dùng

Vietstock - Đánh thuế tài sản sẽ tạo ra cú sốc về thu nhập và tiêu dùng

Thuế tài sản sẽ làm giảm thu nhập khả dụng (giảm 0,9%), giảm chi tiêu thực tế (giảm 0,7%).

Đánh thuế tài sản sẽ tạo ra cú sốc về thu nhập và tiêu dùng

Thuế tài sản sẽ làm giảm thu nhập và tiêu dùng

Sáng nay (12/12), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã tổ chức “Hội thảo khoa học khả năng áp dụng và tác động của thuế tài sản ở Việt Nam”.

Trình bày tại hội thảo, TS Nguyễn Việt Cường đã đưa ra tham luận dự báo ảnh hưởng của Luật Thuế tài sản lên phúc lợi hộ gia đình. Tham luận này dựa trên số liệu “Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2016” do Tổng cục Thống kê điều tra với mẫu 9.399 hộ gia đình tại 6 vùng địa lý, bao gồm cả nông thôn và thành thị.

Đưa ra các kịch bản nghiên cứu thuế tài sản với các ngưỡng chịu thuế 700 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng; với thuế suất 0,3% và 0,4%, TS Nguyễn Việt Cường đã chỉ ra:

Đối với ngưỡng 700 triệu đồng, nếu thuế suất 0,3% thì mức thuế mỗi hộ phải nộp là 978 nghìn đồng (bằng 0,66% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 638 nghìn đồng (bằng 0,27% tổng chi tiêu). Nếu thuế suất là 0,4% thì mức thuế mỗi hộ phải nộp là 1,3 triệu đồng (bằng 0,89% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 851 nghìn đồng (bằng 0,36% tổng chi tiêu).

Đối với ngưỡng 1 tỷ đồng, nếu thuế suất là 0,3%, mức thuế mỗi hộ phải nộp là 897 nghìn đồng (bằng 0,61% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 600 nghìn đồng (bằng 0,25% tổng chi tiêu). Nếu thuế suất là 0,4%, mức thuế mỗi hộ phải nộp là 1,198 triệu đồng (bằng 0,82% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 800 nghìn đồng (bằng 0,34% tổng chi tiêu)

Đối với ngưỡng 2 tỷ đồng, nếu thuế suất là 0,3%, mức thuế mỗi hộ phải nộp là 763 nghìn đồng (bằng 0,53% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 525 nghìn đồng (bằng 0,22% tổng chi tiêu). Nếu thuế suất là 0,4%, mức thuế mỗi hộ phải nộp là 1,019 triệu đồng (bằng 0,72% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 700 nghìn đồng (bằng 0,29% tổng chi tiêu).

Như vậy có thể thấy “phương án thuế suất 0,3% và ngưỡng chịu thuế 2 tỷ đồng đối với nhà ở là có tác động nhỏ nhất với hộ gia đình. Phương án thuế suất 0,4% và ngưỡng chịu thuế 1 tỷ đồng đối với nhà ở có tác động nhỏ hơn đến các hộ gia đình nhưng vẫn duy trì được doanh thu thuế cao”, TS Cường nhận định.

Hội thảo về thuế tài sản do VEPR tổ chức sáng 12/12

Phân theo các tiêu chí giới tính, độ tuổi, học vấn, nhân khẩu, dân tộc… phân tích của TS Cường cũng chỉ ra thuế tài sản sẽ làm giảm thu nhập khả dụng (giảm 0,9%), giảm chi tiêu thực tế (giảm 0,7%). Các hộ gia đình có chủ hộ là nữ, chủ hộ nhiều tuổi, chủ hộ có học vấn cao bị ảnh hưởng nhiều hơn các hộ có chủ hộ là nam giới, trẻ tuổi và học vấn thấp.

Các hộ gia đình có nhiều người cao tuổi bị ảnh hưởng nhiều hơn các gia đình bình thường. Các nhóm dân tộc Kinh, Tày, Mường chịu ảnh hưởng lớn hơn các nhóm dân tộc khác.

Bình luận thêm về nghiên cứu, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, cho rằng nếu thuế tài sản được ban hành như dự thảo hiện nay thì sẽ giảm thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình.

“Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng tới đói nghèo và chủ yếu làm giảm thu nhập của người giàu. Do đó, chỉ số bất bình đẳng được cải thiện nhưng chủ yếu do người giàu bị nghèo đi chứ không phải do người nghèo được cải thiện. Vì vậy đây không phải là sắc thuế bền vững, nếu chi tiêu công không thúc đẩy phúc lợi và năng suất toàn xã hội”, TS Thành nói.

Nên gọi đúng tên thuế

Phát biểu tại hội thảo, TS Vũ Sĩ Cường (Học viện Tài chính) cho rằng “thuế tài sản” là một tên gọi mập mờ.

“Hầu như trên thế giới không có quốc gia nào gọi là thuế tài sản, chỉ có một vài nước gọi là thuế tài sản cố định, còn không đều gọi tên rất rõ như thuế đất đai, thuế nhà ở, thuế tài sản ròng… Ngay cả ‘property tax’ cũng có thể mang nghĩa rộng hơn nghĩa thường hiểu là thuế bất động sản”, ông nói.

Nói về thuế bất động sản, TS Vũ Sĩ Cường cho hay đóng góp trung bình của thuế bất động sản vào GDP các nước OECD là 2,12%, tại các nước đang phát triển là 0,6%, tại các nền kinh tế chuyển đổi là 0,68%. Tính trung bình tất cả các quốc gia là 1,04% GDP.

Theo TS Cường, nguồn thu từ thuế bất động sản cũng không giống nhau giữa các nước, phần lớn phân bổ cho địa phương nhưng cũng có những nước thuộc hoàn toàn về trung ương.

Xét cấp địa phương, trên thế giới, thuế bất động sản thường là nguồn thu ngân sách quan trọng. Ví dụ thuế bất động sản chiếm 80% thu ngân sách địa phương tại Thái Lan, 36% tại Chile, 40% tại Ba Lan.

Xét trên tổng chi ngân sách của địa phương, vai trò của thuế bất động sản cũng rất khác biệt, chiếm 50% nguồn cho chi tiêu địa phương ở Úc, chiếm 1/4 tại Pháp và Tây Ban Nha, chiếm 15% ở Anh.

“Tại Việt Nam, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ đóng góp 0,03 – 0,06% GDP mỗi năm, thua xa các nước. Vai trò với loại thuế này đối với ngân sách địa phương cũng rất khiếm tốn, chỉ từ 5 – 7% ngân sách địa phương, nhiều nơi thậm chí chỉ 2%”, ông nói.

Tào Minh

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.