🥇 Quy tắc đầu tư hàng đầu là gì? Bạn biết khi nào có thể tiết kiệm! InvestingPro giảm tới 55% trước ngày THỨ SÁU ĐENNHẬN ƯU ĐÃI

Mua ít dầu Nga, vì sao giá xăng tại Mỹ vẫn tăng vọt?

Ngày đăng 13:47 14/03/2022
Mua ít dầu Nga, vì sao giá xăng tại Mỹ vẫn tăng vọt?
GS
-
GPR
-

Vietstock - Mua ít dầu Nga, vì sao giá xăng tại Mỹ vẫn tăng vọt?

Dầu Nga chủ yếu được xuất khẩu sang châu Á và châu Âu. Nhưng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn khiến giá xăng tại Mỹ tăng phi mã.

Theo CNN, Mỹ hầu như không sử dụng dầu Nga, nhưng xung đột Nga - Ukraine vẫn khiến giá xăng dầu tại Mỹ tăng vọt.

Phần lớn dầu của Nga được xuất khẩu sang châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở nguồn cung dầu trên toàn cầu, thay vì chỉ riêng thị trường Mỹ.

Nga là một trong những nhà cung cấp dầu lớn nhất thế giới. Vào tháng 12 năm ngoái, Nga xuất khẩu gần 8 triệu thùng dầu và các sản phẩm khác ra toàn cầu, bao gồm 5 triệu thùng dầu thô được sử dụng để sản xuất xăng.

Chỉ khoảng 90.000 thùng dầu Nga được xuất khẩu sang Mỹ mỗi ngày trong tháng 12/2021. Ảnh: Reuters.

Giá tăng nóng

Rất ít dầu Nga được đưa sang Mỹ, chỉ khoảng 90.000 thùng dầu mỗi ngày trong tháng 12. Trong khi đó, châu Âu và Trung Quốc chiếm lần lượt 60% và 20% lượng dầu xuất khẩu của Nga.

Tuy nhiên, dầu được mua và vận chuyển trên khắp thế giới thông qua thị trường hàng hóa toàn cầu. Do đó, vấn đề không nằm ở chỗ quốc gia nào chịu ảnh hưởng lớn nhất. Bởi giá sẽ tăng lên do nguồn cung lao dốc.

Chẳng hạn, nếu châu Âu mua ít dầu của Nga hơn, họ sẽ tìm cách thay thế bằng dầu từ một nguồn cung khác, chẳng hạn Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Nhu cầu đối với dầu từ OPEC tăng cao đẩy giá dầu lên cao. Trong khi đó, Mỹ mua hàng trăm triệu thùng dầu từ OPEC.

Nga là nhà sản xuất dầu thứ hai trên thế giới vào năm 2021, bơm ra 9,7 triệu thùng/ngày. Ảnh: Reuters.

Ban đầu, các lệnh trừng phạt từ phương Tây - bao gồm Mỹ - không nhắm vào dầu và khí đốt Nga. Nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khởi xướng với lệnh cấm nhập khẩu dầu và các nhiên liệu khác của Nga.

Anh cũng cho biết sẽ lên kế hoạch loại bỏ dầu Nga vào cuối năm nay. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) bị đẩy vào thế khó. Bởi họ phụ thuộc vào dầu Nga hơn.

Trên thực tế, hầu như mọi nhà giao dịch đều né tránh dầu Nga. Bởi có quá nhiều bất ổn xoay quanh loại hàng hóa này. Những lệnh trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Nga có thể cản trở giao dịch, việc tìm kiếm những tàu chở dầu đi tới các cảng biển của Nga cũng khó khăn.

Do đó, loại dầu chính mà Nga xuất khẩu vào châu Âu đang được chào bán với mức chiết khấu lớn, bởi nhu cầu đối với dầu Nga lao dốc. Theo ước tính gần đây của JPMorgan Chase, hơn 4 triệu thùng dầu của Nga đã bị loại bỏ khỏi thị trường.

Vì thế, các nhà đầu tư định giá dầu như thể nguồn cung dầu của Nga bị loại bỏ. Nguồn cung thu hẹp dẫn đến giá tăng cao.

Nguồn cung eo hẹp

Câu hỏi đặt ra là vì sao các quốc gia khác không tăng sản lượng dầu. Quay trở lại thời điểm đầu năm 2020, giá dầu lao dốc trầm trọng do những hạn chế liên quan đến dịch Covid-19.

OPEC+ (OPEC và các đồng minh) đã cắt giảm sản lượng để thúc đẩy giá. Ngay cả khi nhu cầu xăng dầu bật tăng mạnh mẽ, OPEC+ vẫn duy trì sản lượng ở mức thấp và giữ kế hoạch tăng từ từ.

Nga cũng là một trong các thành viên của OPEC+. Do đó, khả năng cao là tổ chức này sẽ không vội đưa ra động thái giải cứu.

Hôm 10/3, đại sứ UAE tại Mỹ Yousef Al Otaiba đã ủng hộ tăng sản lượng dầu. "Chúng tôi muốn tăng sản lượng dầu và sẽ khuyến khích OPEC tăng nguồn cung", ông Otaiba nói với CNN. Iraq mới đây cũng cho biết có thể tăng sản lượng nếu OPEC+ yêu cầu.

Tuy nhiên, cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei lại gửi đi tín hiệu trái ngược với đại sứ của nước này tại Washington.

Cụ thể, ông khẳng định đất nước cam kết với thỏa thuận hiện có của OPEC+, bao gồm Nga. Đó là tăng nguồn cung dầu 400.000 thùng/ngày hàng tháng sau khi cắt giảm mạnh vào năm 2020.

Phương Tây đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế từ những nơi khác, bao gồm các thành viên OPEC là Iran và Venezuela. Tuy nhiên, Reuters đưa tin Mỹ không có ý muốn đạt thỏa thuận nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran tại các cuộc đàm phán ở Vienna (Austria).

Trước khi bị Mỹ cấm vận, Iran sản xuất khoảng 4 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Washington cũng bắt đầu các cuộc thảo luận với Venezuela - một quốc gia khác bị Mỹ áp lệnh cấm dầu mỏ. Nhưng trên thực tế, ngay cả trước lệnh cấm, ngành công nghiệp dầu khí của quốc gia Nam Mỹ này đã đình trệ với hệ thống máy lọc dầu và đường ống xuống cấp trầm trọng.

Theo Goldman Sachs (NYSE:GS), ngay cả sau khi dự trữ dầu được giải phóng khẩn cấp, OPEC tăng sản lượng dầu và Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Iran và Venezuela, thị trường dầu thế giới vẫn sẽ "không còn vùng đệm".

Nga là nhà sản xuất dầu thứ hai trên thế giới vào năm 2021, bơm ra 9,7 triệu thùng/ngày. Nhưng Mỹ đứng thứ nhất với 10,2 triệu.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất dầu của Mỹ không thể và sẽ không lấp đầy được khoảng trống do Nga để lại, ngay cả khi họ có thể kiếm lời nhờ giá và nhu cầu tăng cao.

Nguyên nhân là giống như nhiều ngành công nghiệp khác trong thời kỳ đại dịch, các nhà sản xuất đang vật lộn để tìm kiếm người lao động và nguồn cung của những thiết bị chuyên dụng.

Trong khi đó, các công ty dầu của Mỹ vẫn đang gượng dậy từ cú sụp đổ của giá dầu hồi năm 2020, khiến hàng loạt công ty phá sản. Kể từ đó tới nay, cổ phiếu của những tập đoàn dầu mỏ lớn cũng hoạt động kém hơn thị trường nói chung.

Các công ty dầu mỏ Mỹ cũng cảnh giác với những chính sách môi trường có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu trong tương lai.

Thảo Phương

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.