17 công ty báo lỗ, ngành chứng khoán lộ rõ sự phân hóa
Investing.com -- Cùng với xu hướng giảm của giá vàng quốc tế, giá vàng miếng và vàng nhẫn SJC trong nước cũng đồng loạt giảm, rơi khỏi mức 93-94 triệu đồng/lượng, chỉ còn 90,7-91,7 triệu đồng/lượng (mua-bán).
Cụ thể, giá vàng thế giới ổn định ở mức trên 2.915 USD/ounce, giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước.
Giá vàng duy trì ổn định do thị trường có cái nhìn lạc quan sau thông báo từ Nhà Trắng về việc hoãn thuế một tháng đối với các nhà sản xuất ô tô bán ô tô tuân thủ Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA).
Ngoài ra, các quốc gia châu Âu gia tăng ngân sách quốc phòng và chi tiêu quân sự, làm dấy lên kỳ vọng nền kinh tế khu vực này sẽ tăng trưởng mạnh. Điều này khiến các nhà đầu tư tài chính chuyển sang cổ phiếu, khiến giá vàng thế giới gặp khó khăn.
Dù giá trị đồng đô la Mỹ tiếp tục giảm mạnh và chứng khoán Mỹ suy yếu, nhưng dòng tiền vào thị trường vàng lại giảm. Nguyên nhân được cho là nhiều nhà đầu tư vàng đang đứng ngoài chờ đợi công bố dữ liệu việc làm của Mỹ vào ngày 7/3, để đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến xu hướng giá vàng.
Một số báo cáo kinh tế gần đây đã cảnh báo rằng các chính sách của Tổng thống Donald Trump có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ, như báo cáo từ Fed và số liệu sản xuất của Viện Quản lý Cung ứng ISM cho thấy mối lo về chi phí đầu vào tăng do thuế quan. Tuy nhiên, giá vàng vẫn được dự báo sẽ tiếp tục tăng, có thể đạt mức 3.000 USD/ounce.
Khi giá vàng giao dịch quanh mức 2.930 USD/ounce, nhiều nhà đầu tư đã bán ra chốt lời và tìm cơ hội mua vào khi giá điều chỉnh xuống mức thấp. Trên thực tế, giá vàng tăng và đồng đô la giảm trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao do lo ngại về tình hình kinh tế và căng thẳng địa chính trị gia tăng, kéo theo nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng tăng lên. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, giá vàng quốc tế đã tăng khoảng 10%, và vàng SJC trong nước cũng liên tục tăng.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương vẫn chưa được đáp ứng khi tổng dự trữ vàng toàn cầu đã tăng thêm 18 tấn trong tháng đầu năm. Nhu cầu mạnh mẽ trong tháng 1/2024 là kết quả của việc các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã mua 1.045 tấn vàng trong năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp lượng vàng nắm giữ chính thức vượt mốc 1.000 tấn, cao hơn nhiều so với mức trung bình dài hạn.
Cùng với xu hướng giảm giá vàng thế giới vào sáng nay, giá vàng miếng SJC vẫn giữ mức 90,7 triệu đồng mua vào và 92,7 triệu đồng bán ra, giảm khoảng 1 triệu đồng/lượng so với hôm qua. Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 tại Công ty SJC cũng giữ nguyên giá mua vào 90,7 triệu đồng và bán ra 92,7 triệu đồng như ngày trước.
Tỷ giá trung tâm ngày 7/3 do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.730 VND/USD, giảm thêm 8 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Áp dụng biên độ 5%, tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch trong khoảng 23.494 - 25.967 VND/USD. Tỷ giá mua bán tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng giảm 8 đồng, còn 23.544 - 25.916 VND/USD. Vietcombank (HM:VCB) niêm yết tỷ giá mua vào 25.290 - 25.320 đồng và bán ra 25.680 đồng.